Apple Có Thể Đang Nỗ Lực Khiến iPhone Khó Hack Hơn
28 Tháng Hai 20168:00 CH(Xem: 6086)
Hạ tuần tháng 02/2016, trang New York Times cho biết, Apple đang nỗ lực để vá những lỗ hổng bảo mật có thể khiến các cơ quan như FBI buộc hãng phải unlock thiết bị.
Tâm điểm của vụ tranh cãi giữa Apple và FBI là DFU, chế độ thường được sử dụng để cài đặt firmware mới lên thiết bị iOS mà không cần nhập passcode của người dùng. DFU thường được sử dụng khi máy bị lỗi và cần phải khắc phục về mặt phần mềm, nhưng FBI đã lợi dụng nó để yêu cầu Apple cài đặt một firmware tùy biến (gọi là "GovtOS") với khả năng không giới hạn số lần dự đoán mật mã để unlock thiết bị.
Nếu thành công trong việc khắc phục nhược điểm của DFU, các thiết bị iOS sẽ trở nên gần như không thể bị unlock nếu không có mật mã chính xác. Dù vậy, nếu Apple thật sự tìm được giải pháp khiến chính mình cũng không xâm nhập vào được các thiết bị iOS, các nhà lập pháp rất có thể sẽ đề ra những luật mới để ngăn cản.
Hiện đã có một số dự luật ở các nước đề cập đến mức độ bảo mật của thiết bị di động, trong đó quy định thiết bị dù có bảo mật nghiêm ngặt như thế nào thì các cơ quan chính phủ vẫn được quyền xem dữ liệu trong một số tình huống nhất định – thường có liên quan đến khủng bố.
Riêng ở Mỹ hiện nay, các nhà mạng bị ràng buộc bởi bộ luật liên bang, mà trong đó họ phải cho phép các cơ quan hành pháp truy cập vào dữ liệu khi cần thiết. Trong khi đó, các công ty công nghệ như Apple, Google…lại không nằm trong phạm vi áp dụng của luật này. Họ cũng đã từng quyết liệt phản đối lại những dự luật tương tự nhằm cho phép chính phủ có quyền lấy dữ liệu người dùng.
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.