Được công bố từ những năm 2012, Mozilla đã nỗ lực xây dựng Firefox OS nhằm trở thành một hệ điều hành phổ biến dành cho các thiết bị di động. Trong khoảng thời gian cuối năm 2015, đầu năm 2016, Mozilla đã tuyên bố ngừng phát triển Firefox OS cho các smartphone và chuyển hướng sang các thiết bị Internet of Things (Đồ dùng kết nối). Nhưng cuối cùng, khoảng đầu tháng 02/2017, Mozilla phải chấm dứt hoàn toàn mọi thứ liên quan đến Firefox OS và sa thải toàn bộ nhóm phát triển.
Theo trang Wccftech, Mozilla đã sa thải khoảng 50 nhân viên thuộc dự án Firefox OS – nhóm được giao nhiệm vụ đưa hệ điều hành Firefox OS lên các thiết bị kết nối mạng (connected device) trên thị trường. Trong số đó có cả Ari Jaaksi, phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng OS mã nguồn mở. Ngoài ra, Bertrand Neveux, người phụ trách cao nhất của nhóm, cũng tuyên bố sẽ rời khỏi Mozilla.
Firefox OS là một hệ điều hành mã nguồn mở, được hỗ trợ hoàn toàn trên nền web. Mọi thiết kế đều sử dụng code HTML, JavaScript và CSS. Trên thị trường cũng đã có một số sản phẩm với Firefox OS, nhưng không có bước đột phá lớn. Tham vọng tạo ra một nền tảng miễn phí cho các thiết bị di động với chi phí thấp nhằm cạnh tranh với Android và iOS của Mozilla đã chính thức lụi tàn.
Thông tin có lẽ là một tin buồn đối với những người dùng trung thành của Mozilla. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ như Android và iOS, việc cạnh tranh không mang lại nhiều lợi ích cho hãng; tái cấu trúc lại để tập trung vào thị phần mới sẽ là bước đi đúng đắn hơn.
Khoảng đầu tháng 03/2019, một số nguồn tin cho biết, Google đã từ chối yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng cho phép đàn ông Ả Rập theo dõi và điều khiển phụ nữ khỏi Google Play Store của cơ quan lập pháp Mỹ. Trong tuyên bố gửi cho Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Jackie Speier, Google khẳng định ứng dụng có tên Absher không hề vi phạm các điều khoản và điều kiện cần thiết để được tồn tại trên Google Play Store.
Một số nhà lập pháp Ấn Độ đã cho rằng việc sử dụng Tik Tok khiến thanh thiếu niên và cả người trường thành Ấn Độ tham gia vào những hành vi làm suy thoái văn hóa. Do đó, họ yêu cầu chính phủ Ấn Độ cần có những biện pháp ngăn chặn Tik Tok.
Hồi tháng 10/2018, xuất hiện một số thông tin về việc Facebook đang phát triển ứng dụng có tên là Lasso, nhằm cạnh tranh trực tiếp với TikTok trong mảng video clip ngắn. Đến khoảng giữa tháng 11/2018, Facebook chính thức ra mắt Lasso.
Học chơi guitar với người thường đã khó, và còn khó khăn hơn đối với những người khiếm thị. Thực tế, dù yêu âm nhạc đến mấy, quá trình tham khảo sách hướng dẫn bằng chữ nổi thường khiến người khiếm thị dễ chán nản và từ bỏ. Dù có các khóa dạy đàn online dạng audio, tuy nhiên giá cả khá đắt đỏ và khó tùy chỉnh.
Khoảng cuối tháng 10/2018, trang TechCrunch cho biết, Facebook đang phát triển ứng dụng mới Lasso, là nơi người dùng có thể ghi âm, chia sẻ video họ hát nhép hoặc nhảy theo bài hát phổ biến. Lasso sẽ cạnh tranh với Musical.ly, hiện thuộc sở hữu của ByteDance và tích hợp trong ứng dụng TikTok.
Uber từng tiết lộ sẽ đầu tư dịch vụ giao đồ ăn bằng máy bay drone. Khoảng cuối tháng 10/2018, hãng đã bắt đầu đăng tuyển nhân sự để phát triển mảng Uber Eats.
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.