Tại Sao iPhone Mới Ra Mắt Luôn Khan Hàng?

21 Tháng Chín 20177:00 CH(Xem: 6199)
Tại Sao iPhone Mới Ra Mắt Luôn Khan Hàng?
Tại Sao iPhone Mới Ra Mắt Luôn Khan Hàng

Nỗi thất vọng lớn nhất từ Apple là khi công ty ra mắt iPhone X, nhưng phải đợi tới hơn một tháng sau đó mới cho đặt hàng và 2 tháng sau mới bán ra. Vì sao Apple phải chờ tới tháng 10 mới bắt đầu phát hành iPhone X? Và không phải riêng năm 2017, mà hầu như đây là thông lệ hàng năm. Tại sao iPhone trở nên vô cùng khan hiếm hàng một thời gian kể từ lúc bắt đầu phát hành? Và không chỉ riêng iPhone X, ngay cả Google với chiếc Pixel, Nintendo với Switch, hay iPhone 7 cũng bị rơi vào tình trạng này.

 

Theo trang The Washington Post, sự kết hợp giữa chiến thuật marketing, khó khăn trong dự báo nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn do chính nhà sản xuất đặt ra, cũng như tình trạng thiếu linh kiện từ các nhà cung ứng đã tạo nên những đợt hụt hàng nghiêm trọng trong thị trường smartphone.

 

Asokan Ashok, thuộc bộ phận nghiên cứu của Samsung Mỹ từ năm 2009 đến 2015, hiện đang giữ chức giám đốc mảng sản phẩm và dịch vụ mới của công ty, cho biết các sự kiện cho đặt hàng trước là một trong những yếu tố rất quan trọng. Cơ chế pre-order (đặt hàng trước) là nơi khách hàng cho thấy ý định mua hàng ngay cả khi sản phẩm chưa kịp giao, cung cấp cho nhà sản xuất một lượng dữ liệu tạm đủ để củng cố cho dự báo nhu cầu đã lập ra trước đó. Nó cũng giúp OEM điều chỉnh lại kế hoạch phân phối sản phẩm cho đúng, chẳng hạn như cấu hình nào người dùng thích nhất sẽ được ưu tiên phân phối trước, hay từng khu vực cụ thể sẽ chuộng tùy chọn màu sắc nào hơn cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp.

 

Riêng với iPhone X, việc tính toán và dự báo nhu cầu càng trở nên khó khăn hơn nhiều, vì công ty sắp bán ra một sản phẩm mà giá của nó cao hơn hẳn so với những thiết bị trước đây. Trong trường hợp iPhone X, Apple không có nhiều dữ liệu quá khứ để chạy các tính toán và dự báo, nên hãng sẽ cần phải cẩn trọng hơn, vì nếu sản xuất dư quá nhiều sản phẩm sẽ làm phát sinh ra những khoản chi phí khổng lồ.

 

Và ngay cả khi Apple đã có nhiều dữ liệu, hãng cũng có thể tính sai. Năm 2016, CEO Tim Cook, một bậc thầy về vận hành và quản lý chuỗi cung ứng, cũng từng phải thừa nhận rằng iPhone 7 không đủ hàng để bán vì Apple không sản xuất kịp. Ông cho biết: “Rất khó để ước lượng nhu cầu, chúng tôi đang bán hết tất cả những gì chúng tôi làm ra”.

 

Theo Wall Street Journal, đây sẽ là lần lập dự báo khó nhất với Apple kể từ khi ra mắt chiếc iPhone đời đầu hồi năm 2007. Không chỉ phải ước tính nhu cầu, Apple còn phải dự đoán được bao nhiêu % người dùng sẽ mua iPhone X, bao nhiêu sẽ mua iPhone 8 và 8 Plus. Nhiều nhà phân tích cũng nói rằng rất nhiều khách đang cầm iPhone cũ sẽ tranh thủ để nâng cấp, vì đã 3 năm Apple chưa đổi mới thiết kế một cách căn bản. Nhóm người dùng nâng cấp sẽ gây ra một cú tăng vọt về nhu cầu, tương tự như đợt phát hành iPhone 6.

 

Một trong những lý do mà việc dự báo nhu cầu trở nên quan trọng là do cách thức vận hành just-in-time (JIT). Trong just-in-time, nhà sản xuất sẽ giảm tối đa chi phí lưu kho và các phí liên quan bằng cách ước tính thật đúng sản lượng cần thiết, và sẽ nhập linh kiện, vật tư vào đúng thời điểm cần đưa vào dây chuyền của nhà máy, chứ không nhập hàng loạt rồi lưu trữ trong kho như các phương pháp sản xuất truyền thống. Với những sản phẩm càng cần nhiều linh kiện như iPhone, việc dự báo sẽ càng khó khăn, vì các đối tác không thể mạo hiểm để hàng tồn, làm ảnh hưởng tới biên độ lợi nhuận.

 

Bên cạnh đó, Ashok cũng cho biết một trong những thách thức mà các hãng sản xuất lớn phải đối mặt là các quy chuẩn do chính họ đặt ra sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc bán sản phẩm. Từ lâu, Apple đã nổi tiếng là khó tính và đặt ra những quy định khắt khe cho mỗi thiết bị xuất xưởng. Mỗi năm, có rất nhiều thiết bị phải mang đi tái chế ngay khi vừa chạy tới cuối dây chuyền do không vượt qua được các bài kiểm tra nội bộ. Nhưng Apple thà làm như thế còn hơn để thiết bị đến tay người dùng rồi phát sinh lỗi. Đây là trường hợp rất đáng tiếc mà Samsung đã từng gặp phải với dòng sản phẩm Galaxy Note7. Chi phí thu hồi, tổn hại về danh tiếng và những lời giải thích với cơ quan chức năng sẽ khiến công ty đau đầu hơn so với việc hoãn giao hàng để đảm bảo chất lượng.

 

Thậm chí, ngay cả việc dời một con ốc vít, đổi một mảnh tem trên vỏ hộp, hay tăng chiều dày của vỏ nhôm lên một chút, cũng có thể sẽ gây ra những tác động rất lớn. Những thay đổi sẽ được giải quyết nếu có đủ thời gian, nhưng thời gian là thứ mà ngay cả Apple cũng không có trong thị trường smartphone hiện nay. Việc các công ty làm mới sản phẩm mỗi năm cũng có nghĩa là họ chỉ có vài tháng để đưa thiết bị từ phòng thí nghiệm lên xưởng sản xuất, và sai sót là chuyện hoàn toàn có thể xuất hiện.

 

Dòng sản phẩm như iPhone X có rất nhiều linh kiện mà Apple chưa từng sử dụng, như tấm nền OLED, hệ thống cảm biến và camera phức tạp TrueDepth, vỏ thép không gỉ... đều là những thứ mới mẻ. Apple sẽ càng đau đầu hơn ở khâu quản lý chất lượng. Nó cũng làm cho sản lượng bị tuột xuống đáng kể.

 

Chuyên gia phân tích Wayne Lam chuyên về linh kiện smartphone cho biết tỷ lệ lỗi với màn hình cảm ứng điện dung của iPhone đời đầu là 1/5, tức là cứ 5 màn hình làm ra sẽ có một cái bị lỗi, và Apple phải thay thế nó bằng tấm nền khác, nên chi phí rất tốn kém, và cũng mất thời gian hơn. Apple cũng phải huấn luyện cho nhân viên nhà máy làm theo dây chuyền mới, do các khâu ráp điện thoại vẫn chủ yếu được làm thủ công. Hiện năng suất của nhân viên hay sản lượng màn hình đã tốt hơn, nhưng Apple vẫn phải đối mặt với khó khăn không nhỏ trong sản xuất iPhone X.

 

Một vấn đề nữa là tình trạng thiếu hụt linh kiện từ các bên thứ ba. Đôi khi, việc thiếu linh kiện diễn ra ngay cả khi Apple sẵn sàng mua nó với giá cao. Hiện nay chip NAND dùng làm bộ nhớ trong đang bị khan hiếm rất nghiêm trọng, và Apple cũng sử dụng NAND cho iPhone, nên điều này có thể góp phần ảnh hưởng tới lịch phát hành sản phẩm. Những công ty lớn tầm cỡ như Apple, Samsung có những hợp đồng riêng và được ký trước nhiều năm. Và các hãng nhỏ hơn sẽ phải chịu thiệt thòi hơn. Nintendo đã từng tiết lộ rằng nhu cầu smartphone cao đã ảnh hưởng tới lượng linh kiện cung cấp cho chiếc Switch.

 

Ngay cả khi Apple có đủ nguồn cung NAND, hãng vẫn còn vấn đề màn hình OLED để lo lắng. Theo một số nguồn tin, tấm nền OLED dùng cho iPhone X là một loại OLED mới, nên không thể tái sử dụng lại được dây chuyền có sẵn của Samsung. Samsung phải xây dựng nhà máy mới và hệ thống mới để làm màn hình cho Apple, và hiện chỉ có Samsung làm được điều đó. Apple đang cố gắng tìm kiếm thêm nhiều đối tác khác như LG hay Japan Display, nhưng có vẻ như họ vẫn chưa sẵn sàng để đáp ứng được yêu cầu và sản lượng mà Apple đề ra.

58Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
58
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).