Dù hang Kentucky có vị trí địa lý nằm cách xa đại dương, nhưng việc phát hiện các hoá thạch mới tại vườn quốc gia hang Mammoth của bang Kentucky, Mỹ là bằng chứng cho thấy khu vực vào cách đây 330 triệu năm trước từng là đại dương, nơi cư ngụ của các loài cá mập. Các nhà khoa học đã xác định được từ 15 đến 20 loài cá mập được tìm thấy trong hang động, bao gồm cả một phần đầu của một con cá mập trắng to lớn nhô ra từ vách hang với phần hàm được nhìn thấy rất rõ ràng.
Qua nhiều nghiên cứu răng được thực hiện, nhà sinh vật học John-Paul Hodnett đã có thể xác định rằng đây là hoá thạch đầu tiên được tìm thấy về hoá thạch đầu cá mập thuộc loài Saivodus Striatus có kích thước tương đương một con cá mập trắng lớn.
Các hoá thạch cá mập được xác định có niên đại khoảng 330 triệu năm trước trong thời kỳ Kỷ Than Đá Mississippi, khi phần lớn Bắc Mỹ được bao phủ bởi đại dương. Khi những con cá mập chết, xác của chúng được bao phủ bởi lớp trầm tích, trở thành đá vôi và hình thành nên hang động.
Nhóm khai quật còn tìm ra nhiều hoá thạch răng cá mập ít nhất của 10 loài khác nhau trên các vách đá, có thể là kho tư liệu mới về cá mập mà chưa từng có người biết đến. Đây cũng là một thách thức bởi họ không biết rằng còn bao nhiêu hoá thạch được chôn vùi trong đá, môi trường hang động này rất đặc biệt và họ phải lựa chọn kỹ càng phương pháp khai quật đúng.
- Từ khóa :
- Hoá Thạch
- ,
- Cá Mập
- ,
- Hang Kentucky
Gửi ý kiến của bạn