Úc Ra Mắt Ứng Dụng Theo Dõi Covid-19 Gây Tranh Cãi

26 Tháng Tư 20207:30 CH(Xem: 3904)
Úc Ra Mắt Ứng Dụng Theo Dõi Covid-19 Gây Tranh Cãi
Úc Ra Mắt Ứng Dụng Theo Dõi Covid-19 Gây Tranh Cãi

Hôm Chủ nhật (26/04/2020), chính phủ Úc đã ra mắt một ứng dụng truy dấu Covid-19 gây tranh cãi, và hứa sẽ hợp pháp hóa các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư trong bối cảnh các nhà chức trách cố gắng đưa đất nước và nền kinh tế trở lại bình thường hơn.

Úc và nước láng giềng New Zealand đều đã kiểm soát được đại dịch Covid-19 trước khi hệ thống y tế cộng đồng bị căng thẳng, nhưng các quan chức ở cả hai nước vẫn đang lo lắng về nguy cơ một đợt bùng phát khác. Bộ trưởng Bộ Y tế Úc Greg Hunt phát biểu trên truyền hình, thông báo về việc ra mắt ứng dụng: “Chúng ta đang và sẽ chiến thắng, chứ chúng ta chưa thật sự chiến thắng”

Ứng dụng dựa trên phần mềm TraceTogether của Singapore, sử dụng tín hiệu Bluetooth để hội nhập khi mọi người ở gần nhau. Nó đã bị một số ý kiến chỉ trích là xâm phạm quyền riêng tư. Dù cho biết đây là một ứng dụng tự nguyện, không theo dõi vị trí, và an toàn, chính phủ Úc muốn có ít nhất 40% dân số ghi danh để nỗ lực có hiệu quả.

Dữ liệu liên lạc được lưu trữ trên ứng dụng sẽ cho phép các quan chức y tế theo dõi những người có khả năng bị nhiễm virus. Ông Greg Hunt nói: “Nó sẽ giúp chúng ta tìm cách trở lại với cuộc sống bình thường và lối sống của người Úc. Không ai có quyền truy cập vào dữ liệu đó, ngay cả chính bạn ... chỉ một quan chức y tế cộng đồng của bang mới có thể được cấp quyền truy cập”.

Một số quốc gia, bao gồm Hàn Quốc và Israel, cũng đang sử dụng các phương pháp theo dõi liên lạc công nghệ cao liên quan đến việc theo dõi vị trí của người dân qua mạng điện thoại, mặc dù các cách tiếp cận dựa trên giám sát như vậy được xem là xâm phạm quyền riêng tư và không thể chấp nhận được ở nhiều quốc gia.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, niềm tin vào chính phủ ở Úc và New Zealand đã tăng lên kể từ khi bắt đầu đại dịch. Các nhà lãnh đạo của cả hai nước - trái ngược về mặt tư tưởng - đã được ca ngợi trong việc ngăn chặn Covid-19.

Tỷ lệ tăng các ca nhiễm mới đã dưới 1% trong hai tuần nay ở cả hai quốc gia - thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác. Hôm Chủ nhật (26/04/2020), các bang Queensland và Western Australia cho biết họ sẽ giảm nhẹ các quy tắc xa cách xã hội trong tuần này để cho phép các cuộc tụ họp công cộng ngoài trời nhiều người hơn, trong khi các quan chức ở bang Victoria, bang đông dân thứ hai của Úc, cho biết họ chưa sẵn sàng để nới lỏng các hạn chế.

Úc đã báo cáo 16 ca nhiễm mới vào Chủ nhật (26/04/2020), nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 lên 6,703, với 83 trường hợp tử vong. Ở New Zealand, có 4 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 1,125 ca với 18 trường hợp tử vong.

Vào thứ Ba (28/04/2020), New Zealand sẽ bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế, và cũng sẽ sớm đưa ra một ứng dụng truy dấu virus, nhưng Thủ tướng Jacinda Ardern cũng cảnh báo rằng ứng dụng không phải là thuốc chữa bách bệnh.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc