Tại sao lại có các dải mây nhiều màu sắc lại bao quanh sao Mộc? Lớp khí quyển trên cùng của Sao Mộc được chia thành các vùng sáng và vành đai tối bao quanh khắp hành tinh khổng lồ. Chính những cơn gió thổi ngang với vận tốc hơn 300 km một giờ - khiến các khu vực này trải rộng ra khắp hành tinh. Điều gì gây ra những cơn gió mạnh như thế vẫn còn là một chủ đề đang được nghiên cứu. Được dồn thêm bởi khí bốc lên, các dải địa đới được cho là chứa các đám mây amoniac và nước tương đối mờ đục, ngăn chặn ánh sáng từ các tầng khí quyển thấp hơn và tối hơn. Một vùng sáng màu được thể hiện rất chi tiết trong ảnh do tàu vũ trụ Juno chụp vào năm 2017. Bầu khí quyển của Sao Mộc chủ yếu là hydro và heli trong suốt và không màu, các loại khí không được cho là góp phần tạo nên màu vàng và nâu. Hợp chất nào tạo ra những màu sắc của Sao Mộc lại là một chủ đề nghiên cứu tích cực khác - nhưng được giả thuyết là có liên quan đến một lượng nhỏ lưu huỳnh và cacbon bị biến đổi do ánh sáng mặt trời. Nhiều khám phá đã được thực hiện từ dữ liệu của Juno, bao gồm cả việc gần 0,25% bầu khí quyển sao Mộc chứa nước, đặc biệt là xung quanh các khu vực xích đạo. Đây là một phát hiện quan trọng không chỉ để hiểu về các dòng Jovian (Jovian Trojan, tức nhóm các tiểu hành tinh quay quanh Mặt trời trên quỹ đạo như sao Mộc) mà còn cho lịch sử của nước trong toàn bộ Hệ Mặt trời.
- Từ khóa :
- ảnh thiên văn
- ,
- Sao Mộc
- ,
- tàu vũ trụ Juno
Gửi ý kiến của bạn