FireEye, một trong những công ty an ninh mạng lớn nhất ở Mỹ, cho biết họ tin rằng mình là nạn nhân của một cuộc tấn công do các tin tặc được nhà nước chống lưng, nhằm đánh cắp các công cụ nội bộ mà họ sử dụng để tiến hành thử nghiệm thâm nhập cho các công ty khác.
Kevin Mandia, CEO của FireEye cho biết trong một bài đăng trên blog: "Gần đây, chúng tôi đã bị tấn công bởi một kẻ rất tinh vi, có kỷ luật, bảo mật hoạt động và có kỹ thuật khiến chúng tôi tin rằng đó là một cuộc tấn công do nhà nước tài trợ. Cuộc tấn công khác với hàng chục nghìn vụ việc mà chúng tôi đã phải đối phó trong suốt nhiều năm”. Mandia không cho biết thời điểm vụ tấn công xảy ra.
FireEye có nhiều khách hàng khác nhau trong lĩnh vực an ninh quốc gia ở cả Mỹ và nước ngoài. Sau khi sự việc được tiết lộ, Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) đã xuất bản một bản tin, khuyến cáo các chuyên gia an ninh mạng bắt kịp thông tin về sự cố.
Công ty cũng cho biết không có công cụ nào liên quan tới lĩnh vực khai thác zero-day - một dạng lỗ hổng chưa có bản sửa lỗi - bị đánh cắp. Cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy các công cụ này đã được sử dụng một cách tự nhiên, hoặc kẻ đứng sau vụ tấn công có thể lấy được bất kỳ dữ liệu khách hàng nào. Nhưng để an toàn, FireEye đã chia sẻ các biện pháp đối phó có thể phát hiện hoặc chặn việc sử dụng các công cụ bị đánh cắp của mình. Các biện pháp đối phó đó đã được công bố công khai trên GitHub. Công ty cũng đang làm việc với Microsoft và FBI để điều tra những gì đã xảy ra. Mandia nói: "Chúng tôi không chắc liệu kẻ tấn công có ý định sử dụng các công cụ Red Team của chúng tôi hay tiết lộ công khai chúng hay không"
Theo The Washington Post, APT29 (còn được gọi là Cozy Bear), một nhóm tin tặc được cho là có liên hệ với Cơ quan Tình báo Nước ngoài của Nga, có khả năng đứng sau vụ tấn công. Đây cũng là nhóm đã tấn công máy chủ của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
Người phát ngôn của Microsoft cho biết: “Sự cố cho thấy lý do tại sao ngành bảo mật phải làm việc cùng nhau để bảo vệ và ứng phó với các mối đe dọa do các đối thủ được tài trợ tốt. sử dụng các kỹ thuật tấn công mới và tinh vi"
Theo The New York Times, đây là vụ trộm cắp các công cụ an ninh mạng lớn nhất được biết đến kể từ khi Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ bị tấn công bởi một nhóm tin tặc có tên The Shadow Brokers. Ngoài cuộc tấn công đó là WannaCry, loại mã độc ransomware đã được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các bệnh viện, doanh nghiệp và các tổ chức khác ở Mỹ.
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc
Đồng ý
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.