Windows 10 được ra mắt trong năm 2015, đã tạo nên thành công lớn cho Microsoft. Số lượng máy tính chạy hệ điều hành Windows 10 liên tục tăng nhờ chính sách nâng cấp miễn phí. Tuy nhiên, cũng chính vì chính sách nâng cấp miễn phí mà Windows 10 đã bị các nhà sản xuất máy tính chỉ trích là nguyên nhân khiến thị trường PC ảm đạm và doanh số sụt giảm.
Trước đó, mỗi khi Microsoft ra mắt một phiên bản Windows mới, các nhà sản xuất PC có thể thúc đẩy doanh số khi người tiêu dùng và doanh nghiệp nâng cấp hệ điều hành. Cú hích doanh số luôn phụ thuộc vào chất lượng tổng thể của phiên bản Windows, chẳng hạn như Windows 7 đã thúc đẩy doanh số cao hơn so với Windows 8.1.
Trong khi đó, Windows 10 đã không cải thiện được doanh số. Công ty nghiên cứu thị trường Gartner cho rằng, nguyên nhân là do cứ 5 khách hàng sau khi nâng cấp lên Windows 10 trên máy tính cũ, thì có 1 người quyết định không mua máy mới bởi Windows 10 vẫn chạy tốt trên chiếc máy đang dùng.
Ranjit Atwal, giám đốc nghiên cứu tại Gartner cho biết: “Người dùng đang sở hữu những chiếc máy tính cũ đã được nâng cấp lên Windows 10 thường có xu hướng giữ lại sử dụng tiếp. Microsoft đã không ước đoán con số sẽ lớn đến vậy. Microsoft có một tầm nhìn khác về mục tiêu với Windows 10, và tầm nhìn của hãng đã không hoàn toàn khớp với thị trường máy tính PC”.
Trong nhiều thập niên, liên minh Windows và Intel đã vận hành tốt chu kỳ làm mới của thị trường PC. Trong đó, Microsoft tung ra phần mềm mới, còn Intel và AMD tiếp tục cải thiện hiệu năng của chip bán dẫn qua từng năm.
Đến những năm 2016, khi tốc độ của vi xử lý gần như đã đạt đến giới hạn, tiến trình tick-tock cũng không còn được Intel duy trì, mọi nỗ lực được đổ dồn vào các hệ thống nhỏ hơn, nhẹ hơn và mỏng hơn. Vấn đề của phương pháp tiếp cận mới là người dùng vẫn nghĩ rằng một chiếc máy tính có CPU tốc độ cao, đa nhân là lựa chọn tối ưu. Nên những chiếc máy mỏng nhẹ, thiết kế cao cấp vẫn chưa được đón nhận nhiều. Kết quả là phân khúc Ultrabook tiếp tục giảm, còn 5.2% trong Q2/2016, đánh dấu lần sụt giảm thứ 7 liên tiếp về doanh số PC toàn cầu.
Trong khi đó, mảng kinh doanh máy tính 2-in-1 và game vẫn ổn định, nhưng lại không đủ lớn để có thể bù cho tỉ lệ sụt giảm về doanh số PC nói chung. Sau ngày 29/07/2016, khi chương trình nâng cấp miễn phí Windows 10 kết thúc, doanh số PC có thể sẽ tăng trưởng trở lại.
Tuy nhiên, một vấn đề khác là tỉ lệ nâng cấp hàng tháng của người dùng vẫn rất chậm, vì không nhiều người muốn mua máy tính mới chỉ để có Windows 10. Nếu Microsoft không trở lại mô hình kinh doanh cũ, các phiên bản trong tương lai của Windows 10 sẽ được phát hành miễn phí trong một khoảng thời gian nhất định, thì các nhà sản xuất PC mới có cơ hội thúc đẩy doanh số.
Trước đó, mỗi khi Microsoft ra mắt một phiên bản Windows mới, các nhà sản xuất PC có thể thúc đẩy doanh số khi người tiêu dùng và doanh nghiệp nâng cấp hệ điều hành. Cú hích doanh số luôn phụ thuộc vào chất lượng tổng thể của phiên bản Windows, chẳng hạn như Windows 7 đã thúc đẩy doanh số cao hơn so với Windows 8.1.
Trong khi đó, Windows 10 đã không cải thiện được doanh số. Công ty nghiên cứu thị trường Gartner cho rằng, nguyên nhân là do cứ 5 khách hàng sau khi nâng cấp lên Windows 10 trên máy tính cũ, thì có 1 người quyết định không mua máy mới bởi Windows 10 vẫn chạy tốt trên chiếc máy đang dùng.
Ranjit Atwal, giám đốc nghiên cứu tại Gartner cho biết: “Người dùng đang sở hữu những chiếc máy tính cũ đã được nâng cấp lên Windows 10 thường có xu hướng giữ lại sử dụng tiếp. Microsoft đã không ước đoán con số sẽ lớn đến vậy. Microsoft có một tầm nhìn khác về mục tiêu với Windows 10, và tầm nhìn của hãng đã không hoàn toàn khớp với thị trường máy tính PC”.
Trong nhiều thập niên, liên minh Windows và Intel đã vận hành tốt chu kỳ làm mới của thị trường PC. Trong đó, Microsoft tung ra phần mềm mới, còn Intel và AMD tiếp tục cải thiện hiệu năng của chip bán dẫn qua từng năm.
Đến những năm 2016, khi tốc độ của vi xử lý gần như đã đạt đến giới hạn, tiến trình tick-tock cũng không còn được Intel duy trì, mọi nỗ lực được đổ dồn vào các hệ thống nhỏ hơn, nhẹ hơn và mỏng hơn. Vấn đề của phương pháp tiếp cận mới là người dùng vẫn nghĩ rằng một chiếc máy tính có CPU tốc độ cao, đa nhân là lựa chọn tối ưu. Nên những chiếc máy mỏng nhẹ, thiết kế cao cấp vẫn chưa được đón nhận nhiều. Kết quả là phân khúc Ultrabook tiếp tục giảm, còn 5.2% trong Q2/2016, đánh dấu lần sụt giảm thứ 7 liên tiếp về doanh số PC toàn cầu.
Trong khi đó, mảng kinh doanh máy tính 2-in-1 và game vẫn ổn định, nhưng lại không đủ lớn để có thể bù cho tỉ lệ sụt giảm về doanh số PC nói chung. Sau ngày 29/07/2016, khi chương trình nâng cấp miễn phí Windows 10 kết thúc, doanh số PC có thể sẽ tăng trưởng trở lại.
Tuy nhiên, một vấn đề khác là tỉ lệ nâng cấp hàng tháng của người dùng vẫn rất chậm, vì không nhiều người muốn mua máy tính mới chỉ để có Windows 10. Nếu Microsoft không trở lại mô hình kinh doanh cũ, các phiên bản trong tương lai của Windows 10 sẽ được phát hành miễn phí trong một khoảng thời gian nhất định, thì các nhà sản xuất PC mới có cơ hội thúc đẩy doanh số.
- Từ khóa :
- Windows 10
- ,
- Microsoft
- ,
- Windows 7
- ,
- Windows 8.1
Gửi ý kiến của bạn