Đại học Stanford Có Thể Tạo Ra Năng Lượng Hydro Từ Nước Biển

28 Tháng Ba 20191:52 SA(Xem: 6175)
Đại học Stanford Có Thể Tạo Ra Năng Lượng Hydro Từ Nước Biển
Đại học Stanford Có Thể Tạo Ra Năng Lượng Hydro Từ Nước Biển

Dù nhiên liệu hydro giúp loại bỏ ô nhiễm khí thải nhưng phần lớn nó lại được làm từ khí tự nhiên và các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Bên cạnh đó, còn một nguồn sạch hơn có thể sử dụng để chế tạo nhiên liệu hydro, đó là nước. Với điện tích có sẵn trong môi trường nước, ta có thể tách hydro ra khỏi oxy để thu được nguồn hydro tinh khiết.

 

Nhưng hiện nay, các quy trình chế tạo trên vẫn chỉ dựa vào nguồn nước ngọt tinh khiết khan hiếm và đắt đỏ. Do đó, để có thể mở rộng quy mô sản xuất nhiên liệu hydro, chúng ta cần tìm một nguồn chế tạo mới, rẻ hơn mà không cần sử dụng nguồn nước uống của con người.

 

Khoảng cuối tháng 03/2019, một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Stanford đã đưa ra một phương pháp mới chứng minh hoàn toàn có thể tạo ra nhiên liệu hydro trực tiếp từ nước biển. Giáo sư hóa học Hongjie Dai, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. “Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu hydro vẫn còn khá hạn chế bởi xu hướng sử dụng hydro vẫn còn tương đối mới mẻ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi hơn vào tương lai, khi con người có nhiều nhu cầu sử dụng nhiên liệu hydro hơn.”

 

Đoàn tàu vận hành bằng hydro ở Đức đã đi vào hoạt động. Một chiếc phà chạy bằng hydro cũng sẽ cập bến San Francisco trong năm 2019, còn Na Uy cũng đang triển khai dự án tàu chở hàng không chất thải. Cùng với đó, một công ty khởi nghiệp tại Singapore cũng đang phát triển chiếc máy bay chạy bằng hydro và điện đầu tiên trong khu vực. Từ những dự án nhiên liệu hydro đang được triển khai trên toàn thế giới, ông Dai cho biết: “Trong tương lai, khi các phương tiện và máy móc vận hành bằng hydro nhiều hơn, người ta sẽ bắt đầu chú ý tới cách làm thế nào để có thể tạo ra nguồn nhiên liệu đó.”

 

Trong tương lai, tàu biển có thể sử dụng nhiên liệu hydro được chuyển hóa trực tiếp từ nước biển, thay thế cho nhiên liệu xăng dầu đang sử dụng hiện nay. Theo ước tính, một tàu chở hàng lớn tạo ra lượng chất thải ô nhiễm gây ung thư và khí nhà kính nhiều bằng 50 triệu chiếc xe hơi.

 

Trước đó, các nhóm nghiên cứu khác, bao gồm cả Hải quân Hoa Kỳ và nhà máy Alphabet’s Moonshot cũng đã từng thử nghiệm các phương pháp sản xuất hydro khác nhau, nhưng tất cả đều thất bại. Trong khi đó, sự thành công của các nhà nghiên cứu Stanford lại đến từ phương pháp điện phân đơn giản: trong dung môi nước mặn, điện cực dương thường hút ion clorua - tác nhân chính gây xói mòn kim loại nhanh chóng. Do đó khi được bọc thêm một lớp phủ mới, điện cực này sẽ có thể tồn tại được lâu hơn. Điều này cũng cho phép nhóm nghiên cứu sử dụng một nguồn điện lớn hơn tới 10 lần để thiết bị có thể tạo ra hydro nhanh hơn và nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu cũng tối đa hóa quá trình bằng cách vận hành trên nguồn năng lượng điện tái tạo. 

 

Dù nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng ông Dai cho biết, đang có rất nhiều công ty quan tâm muốn cấp phép cho công nghệ mới. Trên lý thuyết, nhiên liệu hydro có thể được sử dụng rộng rãi trong vận chuyển, từ xe hơi đến máy bay, thậm chí là cả tàu ngầm. Nhiên liệu hydro cũng có thể giúp lưu trữ điện trong các nhà máy hoặc thậm chí là trong các hộ gia đình.

 

Nguồn nhiên liệu hydro có thể tích trữ được nhiều năng lượng hơn pin và ắc quy, đồng thời giảm thiểu được đáng kể những tổn hại với môi trường. Ông Dai cho biết, “Nguồn nhiên liệu hydro đầy tiềm năng là thế hệ sức mạnh mới của các thiết bị năng lượng, vì nó tạo ra năng lượng lớn hơn nhiều so với ắc quy chúng ta đang sử dụng. Chúng ta sẽ có thể đi một quãng xa hơn, và vận hành những công việc nặng hơn.”

 

Để ngành năng lượng hydro đạt được kết quả, còn rất nhiều những thách thức về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cần phải giải quyết. Nhưng trước hết, đại dương đã phần nào giúp ta tìm kiếm nguồn nhiên liệu tuyệt vời sẵn có.

53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.