Nga Thông Qua Đạo Luật Siết Chặt Internet

03 Tháng Năm 20197:00 SA(Xem: 5657)
Nga Thông Qua Đạo Luật Siết Chặt Internet
Nga Thông Qua Đạo Luật Siết Chặt Internet
Khoảng đầu tháng 05/2019, dự luật nhằm giúp chính phủ Nga kiểm soát Internet chặt chẽ hơn đã được tổng thống Vladimir Putin ký thành luật. Đạo luật mới sẽ yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Nga ngưng sử dụng dịch vụ máy chủ ở nước ngoài. Bên cạnh đó, đạo luật cũng đề xuất thành lập một hệ thống tên miền quốc gia nhằm cho phép Nga duy trì kết nối trong trường hợp bị cắt khỏi mạng Internet toàn cầu. Theo báo cáo của Financial Times, Đạo luật mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/11/2019.

Dự luật được gọi là "Toàn quyền Internet", được giới chức Nga đệ trình lần đầu tiên hồi tháng 12/2018 như một phản ứng phòng thủ trước chiến lược không gian mạng được Mỹ triển khai trước đó nhằm cho phép các cơ quan thuộc chính phủ thực thi các biện pháp tấn công chống lại một số quốc gia. Chẳng hạn như Bộ chỉ huy không gian mạng (US Cyber Command) đã cắt truy cập Internet đối với một cơ quan từng tung thông tin sai lệch của Nga, được cho là có liên quan với Kremlin hồi tháng 11/2018.

Dù vậy, dự luật đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ các nhóm tự do dân chủ và công dân Nga vì họ lo ngại rằng nó chỉ giúp chính phủ kiểm duyệt thông tin chặt chẽ hơn. Các cuộc biểu tình "Tự do Internet" đã nổ ra tại Moscow với quy mô lớn nhất trong vài năm trở lại đây. Theo một cuộc thăm dò được nhà nước tài trợ, khoảng 52% người Nga không tán thành dự luật" Toàn quyền Internet".


Internet tại Nga đang mất dần sự tự do, thời gian qua, chính phủ Nga đã chặn nhiều trang web, hạn chế sử dụng các dịch vụ VPN và điểm mặt các cơ quan truyền thông được rót vốn nước ngoài khi gọi họ là "nhân tố ngoại lai." Chính phủ Nga chặn truy cập hàng ngàn trang web, chủ đề được xem là "cực đoan". Hồi năm 2018, một toà án tại Nga đã ra phán quyết rằng quốc gia sẽ cấm ứng dụng nhắn tin mã hoá Telegram. Theo một báo cáo về "Tự do trên Internet" năm 2018, tổ chức phi chính phủ theo dõi tiến trình dân chủ hoá toàn cầu Freedom House phân loại Nga vào nhóm "Không tự do", trong đó nhấn mạnh những nỗ lực liên tiếp của các nhà làm luật tại đây nhằm hạn chế nội dung và ngăn người dân Nga ẩn danh khi sinh hoạt trên Internet.

Đạo luật "Toàn quyền Internet" cũng có thể trở thành công cụ giúp giới chức trách Nga kiểm soát tình trạng bất ổn dân sự diễn ra trong biên giới. Chẳng hạn như khi các cuộc biểu tình tại Bắc Caucasus nổ ra hồi tháng 10/2018, giới chức Nga đã yêu cầu các nhà mạng, nhà cung cấp Internet cắt truy cập Internet trên toàn khu vực trong suốt 2 tuần bởi Kremlin không có "công tắc riêng" để trực tiếp chặn truy cập và kiểm soát dòng dữ liệu.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.