Iceland Nghiên Cứu Chuyển CO2 Vào Lòng Đất

20 Tháng Năm 20192:00 SA(Xem: 7120)
Iceland Nghiên Cứu Chuyển CO2 Vào Lòng Đất
Iceland Nghiên Cứu Chuyển CO2 Vào Lòng Đất
Lượng CO2 trong khí quyển đang chạm ngưỡng kỷ lục, con số đã chạm ngưỡng 415 phần triệu (ppm). Nồng độ CO2 cao trong khí quyển là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu và làm Trái Đất nóng lên do ngăn cản cơ chế thoát nhiệt và làm mát tự nhiên.

Điều đáng nói là phần lớn CO2 được tạo ra từ quá trình công nghiệp hóa của con người và nạn phá rừng tràn lan. Nếu con người muốn tránh thảm họa thiên nhiên do nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt qua 2 độ C vào cuối thế kỷ 21, ngoài việc tích cực trồng nhiều cây xanh, hạn chế phát thải khí nhà kính, chúng ta cũng có thể tạo ra các cỗ máy hút khí CO2 để làm trong sạch bầu khí quyển.

Khoảng giữa tháng 05/2019, Iceland đã tiến một bước dài trong cuộc chiến bảo vệ Trái Đất khi đưa vào áp dụng phương pháp biến CO2 thành vật liệu xây dựng sau hơn hai năm thử nghiệm. Hệ thống có tên CarbFix là thành quả hợp tác giữa các nhà nghiên cứu và kỹ sư của công ty Reykjavik Energy, Đại học Iceland, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Đại học Columbia, Mỹ.

Hệ thống CarbFix có nhiệm vụ bắt và nhốt CO2 lại để làm nguyên liệu sản xuất. Được biết, các nhà nghiên cứu đã mô phỏng quá trình tự nhiên kéo dài hàng nghìn năm nhưng chỉ mất một thời gian ngắn để tạo ra. Quá trình hoạt động của hệ thống bắt đầu bằng cách bơm khí CO2 vào trong đá bazan xốp. Hiện tượng khoáng hóa trong đá sẽ bắt và nhốt CO2 vĩnh viễn trong đó.

Nhóm nghiên cứu đã mất hai năm đặt phòng thí nghiệm trong nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi để đánh giá hệ thống mới. Đây là một trong những nhà máy điện địa nhất lớn nhất thế giới nằm trên núi Hengill ở phía tây nam Iceland. Nhà máy nằm trên một lớp đá bazan hình thành từ dung nham núi lửa. Do đó, Hellisheidi có thể tiếp cận nguồn nước gần như vô tận được bơm lên từ dưới núi lửa để chạy 6 tua-bin và cung cấp điện và khí nóng cho thủ đô của Iceland.


Hồi cuối năm 2018, sau nhiều năm thử nghiệm, nhóm dự án CarbFix đã bơm khoảng 43 ngàn tấn CO2 vào trong lòng đất. CO2 từ quá trình sẽ được thu lại bằng hơi nước của nhà máy. Sau đó, hơi nước chứa CO2 sẽ được hóa lỏng và được dẫn tới một khu vực cách đó vài km. Nước cuối cùng sẽ được dẫn chảy vào lớp đá bazan nằm ở độ sâu 1000m và bắt đầu quá trình hóa rắn, một phản ứng hóa học xảy ra khi không khí tiếp xúc với canxi, magie và sắt trong đá bazan.

Như vậy, gần như toàn bộ CO2 đã bị biến thành khoáng chất và tồn tại một cách an toàn dưới lòng đất vĩnh viễn và không còn gây nguy hiểm cho khí hậu. Snaebjornsdottir, một nhà nghiên cứu thuộc dự án CarbFix cho biết: “Hầu hết CO2 được bơm vào đá đã đươc khoáng hóa trong vòng 2 năm kể từ khi thử nghiệm bắt đầu”. Dự án CarbFix hứa hẹn sẽ giúp giảm 1/3 lượng CO2 của nhà máy điện Hellisheidi. Con số quy ra lên tới 12 nghìn tấn CO2 và chi phí bỏ ra chỉ khoảng 25 USD/tấn.

Tất nhiên dự án mới vẫn còn một điểm hạn chế, đó là quá trình nhốt giữ CO2 đòi hỏi một lượng nước khổng lồ. Đối với mỗi tấn CO2 được bơm vào, các nhà khoa học cần sử dụng khoảng 25 tấn nước. Nhưng theo các nhà khoa học, nước có thể lưu thông và tái sử dụng sau khi CO2 bị tách khỏi nước. Tất nhiên họ cũng phải khử muối trong nước mới có thể tái sử dụng.

Nhưng dự án mới chưa thể đảm bảo Iceland có thể trở thành một quốc gia kiểu mẫu, đi dầu trong việc chống biến đổi khí hậu. Theo thỏa thuận Paris ký hồi năm 2015, Iceland đã đồng ý cắt giảm 40% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030. Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan môi trường Iceland, lượng phát thải của Iceland đã tăng 2.2% trong giai đoạn 2016 - 2017 và đã tăng 85% kể từ năm 1990.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.