Google Đầu Tư Nghiên Cứu Nhiệt Hạch Lạnh, Tạo Ra Năng Lượng Sạch Cho Con Người

02 Tháng Sáu 201912:00 SA(Xem: 8551)
Google Đầu Tư Nghiên Cứu Nhiệt Hạch Lạnh, Tạo Ra Năng Lượng Sạch Cho Con Người
Google Đầu Tư Nghiên Cứu Nhiệt Hạch Lạnh
Nhiệt hạch là hiện tượng thường gặp ở tâm các ngôi sao. Hai nguyên tử Hydro dưới nhiệt độ và áp suất cực lớn kết hợp lại với nhau và tạo ra 1 nguyên tử Helium, và giải phóng năng lượng khổng lồ trong quá trình hợp hạch. Đó chính là quá trình tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ trên mặt trời. Trong 4 năm, các nhà khoa học thuộc nhiều dự án, ví dụ, tại viện nghiên cứu ITER của Pháp đã và đang cố gắng tìm cách khiến quá trình nhiệt hạch diễn ra ở nhiệt độ thông thường trên Trái đất. Nếu tạo ra được công nghệ nhiệt hạch lạnh ứng dụng ở quy mô lớn, với những đại dương khổng lồ trên bề mặt Trái đất, con người sẽ không còn phải lo về việc thiếu hụt năng lượng.

Google đã đầu tư 10 triệu USD vào dự án nghiên cứu nhiệt hạch lạnh. Đáng tiếc cho đến tháng 05/2019, các nhà khoa học của Google vẫn chưa tìm được thành công. Vấn đề của nhiệt hạch nằm ở chỗ, để quá trình xảy ra, cần nhiệt năng và áp suất rất lớn. Các nhà khoa học tại ITER Pháp đã thành công trong việc thực hiện phản ứng nhiệt hạch, nhưng phải dùng một hệ thống cực kỳ phức tạp để đẩy đám mây hơi Hydro lên 150,000,000 độ C, gấp 10 lần nhiệt độ tâm Mặt trời và dùng những nam châm khổng lồ để các nguyên tử Hydro hợp hạch thành Helium và giải phóng năng lượng.


Ý tưởng về nhiệt hạch lạnh được hình thành từ tháng 03/1989, hai nhà hóa học Stanley Pons và Martin Fleischmann thử nghiệm cho dòng điện chạy qua hai đĩa palladium ngâm trong nước nặng. Họ phát hiện thí nghiệm tạo ra nhiệt năng rất lớn và có cả sản phẩm hợp hạch. Nhưng kể từ đó, hai cuộc nghiên cứu của Bộ Năng lượng Mỹ đều cho thấy không thể tạo ra được phản ứng nhiệt hạch ở nhiệt độ bình thường. Và “truyền thuyết” nhiệt hạch lạnh trở thành thứ ám ảnh các nhà khoa học với mục tiêu tạo ra nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận nhờ vào nước biển trên các đại dương.

Phản ứng nhiệt hạch còn được gọi là phản ứng hạt nhân năng lượng thấp trở thành thứ nhiều nhà khoa học cố gắng theo đuổi cả đời vì nó không tạo ra những chất thải phóng xạ nguy hiểm cho con người như trong các nhà máy điện hạt nhân sử dụng lõi uranium để tạo nhiệt trong các lò phản ứng. Ước mơ năng lượng sạch, an toàn và vô tận là những lời hứa hẹn khi các nhà khoa học nghiên cứu phản ứng nhiệt hạch lạnh.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.