Mỹ Có Thể Sẽ Cấm Mã Hóa Đầu Cuối Sử Dụng Trong Các Ứng Dụng Nhắn Tin

02 Tháng Bảy 201912:00 SA(Xem: 5353)
Mỹ Có Thể Sẽ Cấm Mã Hóa Đầu Cuối Sử Dụng Trong Các Ứng Dụng Nhắn Tin
Mỹ Có Thể Sẽ Cấm Mã Hóa Đầu Cuối Sử Dụng Trong Các Ứng Dụng Nhắn Tin
Những tin nhắn mã hóa đầu cuối vẫn được sử dụng trong các ứng dụng như WhatsApp, iMessage hay Facebook Messenger, nhằm bảo mật nội dung tin nhắn của người dùng. Ngay cả các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ cũng không thể đọc được nội dung của những tin nhắn được mã hóa, vì vậy các cơ quan thực thi pháp luật cũng không thể kiểm soát được.

Theo báo cáo mới nhất của Forbes, các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã họp bàn để thảo luận về việc có nên đưa ra một điều luật cấm các công ty công nghệ sử dụng hình thức mã hóa đầu cuối hay không. Trang Politico nhận định: “Động thái mới sẽ mở lại mối thù truyền kiếp giữa Chính quyền Mỹ và Thung lũng Silicon”. Khi các công ty công nghệ ra sức tăng cường bảo mật thông tin người dùng, Chính quyền Mỹ lại muốn kiểm soát và theo dõi nhằm ngăn chặn các mối đe dọa khi chúng chưa xảy ra.

Một nguồn tin giấu tên cho biết, cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia có đề cập đến việc mã hóa tin nhắn của các công ty công nghệ là đen tối, gây ra nhiều khó khăn cho các nhà chức trách trong việc điều tra theo dõi khủng bố, tội phạm ma túy và buôn bán trẻ em. Cuộc họp còn đưa ứng dụng Wechat của Trung Quốc ra làm ví dụ. Do ứng dụng không có mã hóa đầu cuối, nên Chính phủ Trung Quốc theo dõi và giám sát các tin nhắn, đưa ra biện pháp trừng phạt ngay lập tức đối với hành vi sai trái.


Một đại diện của FBI cho rằng việc bắt tội phạm và khủng bố cần được ưu tiên hàng đầu, ngay cả khi việc loại bỏ mã hóa dẫn tới rủi ro bị hacker tấn công và đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên, Bộ Thương mại phản đối, chỉ ra những hậu quả đối với nền kinh tế, ngân hàng và ngoại giao khi những tin nhắn không được mã hóa. Phản hồi từ các công ty Apple, Google, Microsoft và Facebook là rõ ràng: “Nó sẽ làm suy yếu hệ thống, tạo ra những lỗ hổng bảo mật, làm tăng rủi ro bị tấn công hoặc lợi dụng”.

CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã từng nói rằng: “Tôi tin rằng tương lai của truyền thông là các dịch vụ riêng tư, được mã hóa, nơi mọi người có thể tự tin những gì họ nói với nhau được bảo mật”. Nhưng có vẻ như Chính phủ Mỹ không đồng ý với điều đó. Cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng cuộc thảo luận cho thấy rằng Chính phủ Mỹ vẫn muốn loại bỏ bức tường mã hóa của các công ty công nghệ, nhằm nắm quyền kiểm soát toàn bộ những gì được lan truyền trên mạng Internet.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.