Phát Hiện Thấy Bình Sữa Trong Các Ngôi Mộ Trẻ Em Thời Tiền Sử Ở Bavaria

30 Tháng Chín 20198:15 CH(Xem: 3962)
Phát Hiện Thấy Bình Sữa Trong Các Ngôi Mộ Trẻ Em Thời Tiền Sử Ở Bavaria
Phát Hiện Thấy Bình Sữa Trong Các Ngôi Mộ Trẻ Em Thời Tiền Sử Ở Bavaria

Khoảng cuối tháng 09/2019, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng người cổ đại ở Châu Âu đã cai sữa cho trẻ sơ sinh theo cách gần như tương tự mà chúng ta làm ngày nay - sử dụng bình sữa chuyên dụng để nuôi trẻ em bằng các loại sữa động vật như bò, dê hoặc cừu.

Phát hiện mới đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu mới về cách nuôi dạy trẻ em của người cổ đại - một lĩnh vực mà các chuyên gia cho rằng đã bị bỏ qua từ lâu, đồng thời đây cũng là một khám phá lịch sử rất có ý nghĩa và sẽ thúc đẩy các nhà nhân học đánh giá lại cách thức con người phát triển.

Julie Dunne, tác giả chính của nghiên cứu và nhà khảo cổ học phân tử sinh học tại Đại học Bristol, nói với AFP : “Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy trẻ sơ sinh ăn và uống gì khi cai sữa trong thời tiền sử”

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tập trung vào ba chiếc bình được tìm thấy trong các ngôi mộ của trẻ em trong khu chôn cất thời đồ sắt và đồ đồng ở Bavaria hiện nay. Trong đó, hai chiếc bình đến từ một khu nghĩa trang có niên đại từ 800 đến 450 trước Công nguyên, và chiếc còn lại từ một địa điểm khác có niên đại từ 1200 đến 800 trước Công nguyên. Những chiếc bình có vòi hẹp và có chiếc có hình dạng trông giống như động vật, chi tiết khiến các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng nó được dùng để làm bình sữa cho trẻ em.

Để kiểm chứng, các nhà khảo cổ đã trích xuất các mẫu từ bên trong những chiếc bình và tiến hành phân tích hóa học kỹ hơn. Họ phát hiện ra rằng hai trong số những chiếc bình dường như có chứa sữa từ động vật nhai lại như bò và chiếc thứ ba có dấu vết của sữa động vật không nhai lại, có thể là từ lợn hoặc con người. Dựa trên các thông tin cùng với vị trí tìm thấy những chiếc bình, các nhà nghiên cứu kết luận các vật dụng được dùng như bình sữa của trẻ sơ sinh.

Công trình nghiên cứu trên đã tiết lộ cách các gia đình thời tiền sử cai sữa và giải quyết những khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh vào giai đoạn vốn nhiều rủi ro trong quá trình phát triển.

Trước đó, các nhà nhân chủng học tin rằng trong thời kì đồ đồng và đồ sắt, người mẹ sẽ ở trong nơi trú ẩn để nuôi dưỡng con cái còn người cha sẽ đi ra ngoài săn bắn, còn những đứa trẻ sẽ sống hoàn toàn nhờ vào sữa mẹ cho đến khi có thể đủ lớn để tự ăn những loại thức ăn khác.

Cho đến thời kỳ hiện đại, sự xuất hiện của bình sữa, sữa bột và các sản phẩm sáng tạo khác đã giải phóng bớt cho phụ nữ những công việc nhà. Nhưng phát hiện mới đã thay đổi hoàn toàn cái nhìn trước đây của những nhà nhân chủng học. Các nhà khoa học cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu những dấu vết còn lại của người tiền sử để làm sáng tỏ xem sữa động vật có liên quan như thế nào đến tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.