Facebook Libra Giống Hệt Một Mô Hình Tiền Tệ 200 Năm Trước Ở Mỹ

25 Tháng Mười 20198:15 SA(Xem: 4738)
Facebook Libra Giống Hệt Một Mô Hình Tiền Tệ 200 Năm Trước Ở Mỹ
Facebook Libra Giống Hệt Một Mô Hình Tiền Tệ 200 Năm Trước Ở Mỹ

Cho đến khi những đồng tiền ảo thực sự phát huy giá trị trong lưu thông của mình, thì những đơn vị tiền tệ của các quốc gia vẫn đang thống trị thế giới. Ít ra là tiền tệ của các quốc gia vẫn sẽ làm được điều đó cho tới khi những đồng tiền ảo, như Libra của Facebook ra mắt và tạo được tác động lớn đối với cán cân tiền tệ. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 10/2019, James Bullard, chủ tịch kiêm CEO chi nhánh St. Louis của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, đã lên tiếng cảnh báo, rằng dựa theo lịch sử, con người “sẽ không thích ý tưởng tiền tệ riêng tư" như vậy.

James Bullard, một trong số 12 chủ tịch vùng, quản lý hệ thống ngân hàng trên khắp nước Mỹ đã có một bài nói chuyện ở hội thảo học thuật về tiền tệ tại New York. Ông thừa nhận rằng, sự trỗi dậy của cryptocurrency (tiền kỹ thuật số, tiền ảo, hay tiền điện tử) đang khiến con người tiến gần hơn tới một hệ thống không có những đồng tiền chung. Dẫn chứng chính là nước Mỹ những năm 1830. Thời điểm đó, 90% lượng tiền lưu thông ở Mỹ đều là những tờ giấy bạc do các ngân hàng tự in ra và lưu hành. Vấn đề nhanh chóng xảy ra: “Chúng ta lên ngựa, mang theo tiền được phát hành ở một nơi, rồi sang đến thị trấn khác, dân ở đây dùng đồng tiền khác, và tỷ giá bắt đầu loạn hết cả lên. 1 đồng ở chỗ này không có giá trị như 1 đồng ở chỗ nọ.”

Và câu chuyện tỷ giá ở Mỹ thế kỷ XIX bắt đầu trở nên điên loạn, vì những lý do rất khó có thể xác định cụ thể. Tương tự với Libra, với Bitcoin, hay với bất kỳ đồng tiền ảo nào khác. Giá trị của nó so với đồng USD có thể biến động rất mạnh, khiến việc tiêu dùng và chi trả bằng Libra gần như bất khả thi. Lấy ví dụ một Bitcoin vào thời điểm hiện nay có giá 9.771,15 USD. Những đúng 1 tháng trước nó có giá 12.927,4 USD. Cứ thử đóng tiền điện bằng Bitcoin trong những ngày đồng tiền ảo mất giá, nhiều người sẽ thấy phiền nhiễu vì tỷ giá “tung tăng”.

Ngay cả hiện nay, việc rối loạn trong quy đổi tỷ giá tiền tệ vẫn diễn ra. Ví dụ, tỷ giá giữa USD và Yên Nhật mỗi năm có thể dao động 15%, ngay cả khi mối tương quan nền tảng giữa nền kinh tế hai nước không thay đổi quá nhiều đến như vậy. Những đồng tiền mới, không được quốc gia nào quản lý và bình ổn giá chắc chắn sẽ gặp vấn đề tương tự.

Facebook nói rằng tiền ảo Libra sẽ giữ ổn định tỷ giá nhờ vào một khoản tiền USD, Bảng Anh, EUR và Yên Nhật dự trữ lớn. Facebook nghiên cứu cách triển khai Libra dựa vào những đồng tiền ảo được gọi là “stablecoin”, những đồng tiền ảo có tỷ giá được giữ ổn định dựa vào một nguồn tài sản có sẵn. Ý tưởng stablecoin không mới, kỳ thực nhiều quốc gia ngày ngày vẫn luôn cố gắng chốt giá trị đồng tiền của nước họ dựa theo giá trị của nó với một đồng ngoại tệ khác, thường là USD. Trong trường hợp đó, ngân hàng trung ương đưa ra con số cố định để quy đổi bao nhiêu tiền nước họ đổi được 1 USD.


Bullard cho biết: “Vấn đề là đôi khi hệ thống quy đổi tiền tệ cố định không làm được nhiệm vụ của nó, ngay cả khi quốc gia đó là một nền kinh tế lớn, vì thế cũng không thể coi giải pháp là ổn được”. Theo ông, điều kiện tiên quyết để tạo ra một đồng tiền ổn định phải là mức độ uy tín của đơn vị cung cấp đồng tiền đó. Ví dụ rất cụ thể, tình hình không ổn định tại Venezuela trong những năm qua đã khiến đồng Bolivar của đất nước họ mất giá thê thảm so với USD. Ông giải thích: “Tôi nghĩ rằng tiền ảo hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng tương tự nếu nó không có đủ uy tín. Nếu quý vị là một công ty lớn, cho ra mắt tiền ảo nhưng tình hình kinh doanh của quý vị đi xuống, chắc chắn nó sẽ gây ảnh hưởng tới lòng tin của người dùng. Mọi người sẽ bắt đầu nghi ngờ tương lai của công ty, và cũng ảnh hưởng luôn tới quyết định có chọn đồng crypto đó sử dụng hàng ngày hay không.”

Nếu mọi người mất niềm tin vào Facebook, giá trị của đồng Libra chắc chắn sẽ giảm, điều đó là không cần tranh cãi. Để Libra thật sự thành công, Facebook phải có được lòng tin tuyệt đối từ người dùng mạng xã hội.

Katharina Pistor, giám đốc trung tâm chuyển đổi pháp lý toàn cầu tại đại học luật Columbia cho rằng, Libra sẽ khó có thể giữ được tỷ giá cố định, nhất là trong trường hợp một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Vì lẽ đó, đồng tiền ảo của Facebook rất khó so sánh được với những đồng nội tệ ổn định của nhiều quốc gia.

Ở một khía cạnh khác, Libra có thể, xin được nhắc lại là có thể, trở thành một đối thủ của mô hình tiền tệ toàn cầu hiện nay, nhất là ở những nước có giá trị đồng nội tệ không ổn định, và sẽ gây ra những hệ quả cả tích cực lẫn tiêu cực. Facebook cho biết bất kỳ ai trên thế giới cũng sẽ mua được đồng Libra để tiêu xài. Nhưng ở nhiều quốc gia, theo cô Pistor hôm điều trần trước Quốc hội Mỹ đã chỉ rõ, đồng nội tệ ở quốc gia đó sẽ phải được đổi theo tỷ giá của lượng tiền dự trữ (Bảng Anh, USD, Yên, Euro). Chính điều này có thể một lần nữa gây ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái toàn cầu.

Hệ quả là, theo ông Bullard, Libra có thể biến thành một mô hình tiền tệ y hệt như nước Mỹ giữa thế kỷ XIX, nơi những đồng tiền tư nhân có mức giá không bình ổn một chút nào. Với tỷ giá loạn nhịp, người dùng Libra sẽ rất nhanh cảm thấy chán nản mà không tiếp tục dùng đồng tiền ảo của Facebook nữa.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.