Thỏa Thuận Mỹ-Trung Sắp Ký Không Phải Là “Thuốc Tiên” Cho Kinh Tế Toàn Cầu

09 Tháng Mười Một 20198:15 CH(Xem: 3611)
Thỏa Thuận Mỹ-Trung Sắp Ký Không Phải Là “Thuốc Tiên” Cho Kinh Tế Toàn Cầu
Thỏa Thuận Mỹ-Trung Sắp Ký

Khoảng đầu tháng 11/2019, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Larry Summers chia sẻ nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, rằng thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" mà Mỹ và Trung Quốc dự kiến sắp ký sẽ không giải quyết được tất cả những vấn đề mà nền kinh tế thế giới đang đối mặt.

Những ngày gần đây, giới đầu tư toàn cầu hào hứng vì những tín hiệu từ cả Mỹ và Trung Quốc rằng hai nước có thể sẽ ký thỏa thuận thương mại một phần ngay trong tháng 11/2019. Ông Summers phát biểu: “Tôi ủng hộ thỏa thuận. Nhưng tôi cho rằng chúng ta sẽ tự lừa dối mình nếu cho rằng lễ ký thỏa thuận đó sẽ giải quyết được hết các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đang có những vấn đề sâu hơn và lớn hơn ghìm giữ tăng trưởng kinh tế toàn cầu”

Ông Summers giữ cương vị người đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton và là cố vấn kinh tế cho Tổng thống Barack Obama. Hiện ông là một giáo sư tại Đại học Harvard. Do sức ép của thương chiến Mỹ-Trung, nền kinh tế toàn cầu đã giảm tốc từ năm 2018. Trong một báo cáo hồi tháng 10/2019, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu tăng 3% trong năm 2019, giảm tốc mạnh so với mức tăng 3.6% của năm 2018 và 3.8% của năm 2017.

Theo ông Summers, cho dù Mỹ và Trung Quốc có ký thỏa thuận như kỳ vọng, "vẫn còn đó những căng thẳng và bấp bênh lớn" giữa hai nước, và điều này tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.

Quan điểm của ông Summers tương tự như đánh giá thận trọng của nhiều nhà phân tích và lãnh đạo doanh nghiệp khác. Các ý kiến đều cho rằng những vấn đề gai góc trong quan hệ Mỹ-Trung, như cáo buộc của Mỹ cho rằng Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và cưỡng ép chuyển giao công nghệ sẽ mất nhiều thời gian hơn để giải quyết.

Ngoài vấn đề thương chiến, ông Summers nói rằng các áp lực tài chính trong nền kinh tế Trung Quốc và khó khăn kinh tế ở Châu Âu cũng đóng góp vào sự giảm tốc hiện nay của kinh tế toàn cầu. Theo ông Summers, trong những năm tiếp theo, thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc đồng nghĩa với việc họ sẽ đóng góp ít hơn vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với trước kia. Ông lấy dẫn chứng dân số lão hóa của Trung Quốc như một nhân tố phía sau xu hướng.

Trung Quốc hiện đang có nhiều nỗ lực để điều chỉnh nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư, đồng thời tăng vai trò của tiêu dùng nội địa đối với tăng trưởng. Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vì thế diễn ra như một hệ quả tất yếu, nhưng giới phân tích tin rằng tăng trưởng như vậy sẽ là bền vững hơn cho Trung Quốc.

Ông Summers nhận định: “Tôi cho rằng trong thập kỷ tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ bớt ‘thần kỳ’ hơn so với hai thập kỷ qua. Tôi sẽ ngạc nhiên nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục là một nguồn sức mạnh cho kinh tế toàn cầu trong thập kỷ tiếp theo như họ đã từng trong những thập kỷ gần đây”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.