Tại Sao Các Quốc Gia Nghèo Không In Thêm Tiền Để Giàu Hơn?

11 Tháng Mười Một 20197:45 SA(Xem: 15237)
Tại Sao Các Quốc Gia Nghèo Không In Thêm Tiền Để Giàu Hơn?
Tại Sao Các Quốc Gia Nghèo Không In Thêm Tiền Để Giàu Hơn

Curious Kids (Những Đứa Trẻ Tò Mò) là một series hỏi đáp dành cho trẻ em ở mọi lứa tuổi trên trang The Conversation. Những đứa trẻ sẽ đặt câu hỏi trên trang The Conversation, và trang sẽ đi hỏi các chuyên gia để giải đáp các thắc mắc.

Trong số các câu hỏi được đặt ra, có một câu hỏi khá là thú vi từ cậu bé Clementine 12 tuổi đến từ London: “Tại sao các nước nghèo không in thêm tiền để trở nên giàu hơn?”.

In thêm tiền có thể gây ra điều gì?

Khi một quốc gia muốn in thêm tiền với suy nghĩ sẽ làm đất nước giàu hơn, điều này hiếm khi có tác dụng. Vì nếu mọi người có nhiều tiền hơn, giá cả hàng hóa cũng sẽ tăng lên. Và chúng ta sẽ phải bỏ ra càng ngày càng nhiều tiền để mua cùng một lượng hàng hóa như nhau. Điều này đã xảy ra với Zimbabwe ở Châu Phi và Venezuela ở Nam Mỹ, 2 quốc gia đều in thêm tiền để cố làm cho nền kinh tế phát triển.

Khi các máy in tiền tăng tốc hoạt động, thì giá cả tăng nhanh hơn, cho đến khi các quốc gia trải một thứ gọi là “siêu lạm phát”, đó là khi giá cả tăng một lượng khủng khiếp trong một năm.

Khi Zimbabwe bị siêu lạm phát, năm 2008, giá đã tăng tới 231,000,000% trong một năm. Hãy tưởng tượng một viên kẹo có giá một đô Zimbabwe trước khi lạm phát sẽ có giá 231 triệu đô Zimbabwe một năm sau đó. Lúc bấy giờ, số lượng giấy in ra số tiền có thể còn giá trị hơn số tiền ghi trên đó.

Có thể in thêm tiền để giàu hơn, NHƯNG…

Để giàu hơn, một quốc gia phải sản xuất và bán nhiều thứ hơn, cả hàng hóa và dịch vụ. Và việc in thêm tiền sẽ an toàn hơn, vì người dân có thể dùng tiền đó để mua thêm lượng hàng hóa tăng thêm. Nếu một quốc gia chỉ in thêm tiền mà không gia tăng sản xuất, giá cả sẽ tăng lên. Ví dụ, một bộ đồ chơi Star Wars bản đặc biệt được sản xuất vào năm 1970, hiện nay không còn ai sản xuất nữa. Vì vậy dù có nhiều tiền hơn cũng không có nghĩa là sẽ có nhiều người hơn mua được nó. Người bán sẽ tiếp tục tăng giá.

Hiện chỉ có một quốc gia có thể giàu hơn bằng cách in thêm tiền, đó là Mỹ. Đó là bởi vì những thứ giá trị nhất mà các quốc gia trên thế giới mua và bán với nhau, bao gồm vàng và dầu mỏ đều được định giá bằng đồng USD. Vì vậy, nếu Mỹ muốn mua nhiều hơn, họ thật sự có thể in thêm tiền. Dù vậy, nếu in quá nhiều, hàng hóa tính bằng USD vẫn sẽ tăng giá.

Dĩ nhiên, các nước nghèo nếu muốn in thêm tiền, chỉ có thể in đồng tiền riêng của họ chứ không thể in đồng USD. Và nếu họ in quá nhiều, giá sẽ tăng rất nhanh và người dân sẽ không dùng đồng tiền đó nữa. Thay vào đó, mọi người sẽ trao đổi hàng hóa với nhau, hoặc yêu cầu được trả bằng USD thay vì đồng tiền quốc gia. Đó là những gì đã xảy ra ở Zimbabwe và Venezuela và nhiều quốc gia khác với tình trạng siêu lạm phát.

Venezuela đã cố gắng bảo vệ người dân khỏi siêu lạm phát bằng cách thông qua các đạo luật giữ giá đối với hàng hóa thiết yếu như thực phẩm và thuốc men. Tuy nhiên, vì không tăng giá nên các mặt hàng đã bị mua sạch khỏi các cửa hàng.

Nhưng không phải một quốc gia không bao giờ giàu hơn nếu in thêm tiền. Họ vẫn có thể giàu hơn, nếu quốc gia đó không có đủ tiền. Nếu không đủ tiền, doanh nghiệp không thể bán hàng hay trả công cho nhân viên. Người dân không thể vay tiền từ ngân hàng, vì ngân hàng cũng không có đủ tiền. Trong trường hợp này, in thêm tiền giúp người dân chi trả nhiều hơn, các công ty sản xuất nhiều hơn, có nhiều thứ để mua hơn và người dân cũng có thêm tiền để mua chúng.

Kinh tế học, môn khoa học ảm đạm

Năm 2008, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra, các ngân hàng đã mất rất nhiều tiền và không thể chi trả cho khách hàng. May mắn là hầu hết quốc gia đều có ngân hàng trung ương để quản lý các ngân hàng khác, và họ đã in thêm tiền để giúp nền kinh tế vận hành trở lại.

Quá ít tiền làm cho giá cả giảm, điều này không tốt. Nhưng in quá nhiều tiền mà không có sự gia tăng sản xuất, làm giá cả tăng lên, điều này cũng tệ không kém. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi kinh tế học, môn học về tiền, thương mại và kinh doanh, thường được gọi là "môn khoa học ảm đạm".

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
32
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.