Lăng Mộ - "Quả Bom Phóng Xạ" Nổ Chậm Bên Bờ Thái Bình Dương Sắp Bùng Phát Do Biến Đổi Khí Hậu

13 Tháng Mười Một 20197:45 CH(Xem: 5284)
Lăng Mộ - "Quả Bom Phóng Xạ" Nổ Chậm Bên Bờ Thái Bình Dương Sắp Bùng Phát Do Biến Đổi Khí Hậu
Quả Bom Phóng Xạ Nổ Chậm Bên Bờ Thái Bình Dương

Trong Chiến Tranh Lạnh, Mỹ đã 67 lần ném bom nguyên tử xuống quần đảo Marshall để thử nghiệm, và khi chán vũ khí hạt nhân, họ ném xuống đây vũ khí sinh học. Thử nghiệm xong, họ thu thập tất cả những mẫu đất nhiễm xạ từ các hòn đảo, trộn chúng với bê tông rồi đổ xuống một hố bom lớn - “sản phẩm” còn sót lại sau một vụ thử bom hạt nhân. Họ đậy lên miệng hố một cái nắp bằng bê tông, rồi đặt cho nó cái tên “The Tomb - Lăng Mộ”.

Theo trang The Los Angeles Times đưa tin, biến đổi khí hậu đang làm cái nắp bê tông vỡ ra; nhiệt độ Trái Đất tăng, nước biển dâng đang khiến lăng mộ mở ra, và cũng mở ra nguy cơ chất phóng xạ tràn xuống Thái Bình Dương.

Quần đảo Marshall bao gồm 29 vòng đảo san hô và 1,156 đảo lớn nhỏ. Hơn 50,000 người đang định cư tại vùng đất một thời là nghĩa địa phóng xạ. Từ năm 1946 tới năm 1958, đây là địa điểm cho quân đội Mỹ thử kho vũ khí hạt nhân; ngày 01/03/1954, Lầu Năm Góc cho nổ đầu đạn nhiệt hạch 15 megaton tại đảo san hô Bikini. Đây là đầu đạn hạt nhân lớn nhất mà Mỹ từng cho nổ.

Thiên nhiên không phải thứ duy nhất gánh chịu hậu quả, những người dân bản địa không biết sơ tán nơi đâu, chỉ biết trốn trong nhà khi những tàn dư của quả bom chết người phát nổ cách họ không đủ xa.

Một người phụ nữ sống tại khu vực chết chóc kể trong cuốn sách viết về quần đảo Marshall: “Chỉ mất hai tới ba năm để phụ nữ vùng đảo sinh ra những sinh vật không giống người”. Trẻ sơ sinh khuyết tật xuất hiện nhiều đến mức người bản địa đặt cho những sinh linh xấu số nhiều cái tên dị thường: quỷ dữ, trẻ sứa, cá marlin, chùm nho sơ sinh, …

Chính quyền Mỹ từ chối trách nhiệm, những gì họ làm là tái định cư dân cư nơi đây và xây nên Lăng Mộ để chôn đi những phụ phẩm sót lại sau những vụ nổ hạt nhân nhiều thiệt hại. Thế nhưng với mực nước biển tăng và nhiệt độ ngày một cao, Lăng Mộ ở quần đảo Marshall đang đứng trước nguy cơ vỡ tung. Theo từng khe nứt, nước biển tràn vào để rồi cuốn ra ngoài những chất phóng xạ chưa bị phân rã hết. Mọi con nước đều chảy về biển, số nước nhiễm xạ cũng tuân theo quy luật ấy. Và trong một động thái không ai nghĩ tới, chính quyền Mỹ lại một lần nữa khước từ trách nhiệm, họ nói rằng Lăng Mộ nay thuộc quyền hạn quản lý của quần đảo Marshall.

Tổng thống Hilda Heine của quần đảo Marshall trả lời các câu hỏi của The Los Angeles Times: “Tại sao nó lại thuộc quyền sở hữu của chúng tôi được? Chúng tôi không muốn chúng, cũng không xây nên chúng. Rác rưởi nằm bên trong chúng không phải của chúng tôi, chúng là của họ”.

Trong Chiến Tranh Lạnh, Nước Mỹ thử nghiệm bom hạt nhân dưới danh nghĩa bảo tồn sự sống còn của người Mỹ, và trong quá trình ấy, họ bỏ mặc những người dân của quần đảo Marshall. Lăng Mộ không chỉ chứa đất phóng xạ và các mảnh kim loại văng ra từ quá trình thử bom trên biển Thái Bình Dương, mà còn có 130 tấn đất chuyển tới từ bang Nevada, Mỹ. Tháng 07/2019, các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia công bố kết quả nghiên cứu gây giật mình: nhiều vùng ở quần đảo Marshall còn ô nhiễm phóng xạ nặng hơn cả Chernobyl.

Tại quần đảo Marshall, mực nước biển Thái Bình Dương tăng 0.7 cm mỗi năm, tính từ 1993 tới 2019. Tốc độ nhanh hơn mức tăng trung bình của đại dương trên toàn thế giới, và tới cuối thế kỷ, các chuyên gia tin rằng Thái Bình Dương sẽ nuốt chửng quần đảo Marshall cùng với Lăng Mộ phóng xạ.

Từng đó áp lực sẽ khiến lăng mộ chết chóc mở bung ra, và tàn dư Chiến Tranh Lạnh - thời khắc căng thẳng tột cùng trong lịch sử thế giới sẽ tiếp tục ám ảnh sự tồn vong của nhân loại.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.