Luồng Ánh Sáng Chói Nhất Vũ Trụ, Sinh Ra Bởi Vụ Nổ Tia Gamma Mạnh Gấp Hàng Tỷ Lần Mặt Trời

24 Tháng Mười Một 20198:00 CH(Xem: 7174)
Luồng Ánh Sáng Chói Nhất Vũ Trụ, Sinh Ra Bởi Vụ Nổ Tia Gamma Mạnh Gấp Hàng Tỷ Lần Mặt Trời
Luồng Ánh Sáng Chói Nhất Vũ Trụ,

Lần đầu tiên, khoa học “tận mắt” chứng kiến sự kiện sáng nhất Vũ trụ, gây ra bởi hai vụ nổ khổng lồ tới từ những thiên hà xa xôi cách Trái Đất 5 tỷ năm ánh sáng. Thật đáng ngạc nhiên khi ở khoảng cách xa như vậy, vụ nổ vẫn đủ lớn để chúng ta nhìn thấy được, thậm chí có thể gọi nó là “sáng nhất Vũ trụ”.

Hai vụ nổ là sự kiện bùng nổ tia gamma vũ trụ - những hiện tượng thiên văn kỳ thú, mang nhiều năng lượng ánh sáng và chết chóc bậc nhất Vũ trụ từng chứng kiến. Lần đầu tiên kính viễn vọng chứng kiến ánh sáng mang năng lượng cực mạnh phát ra từ vụ nổ như vậy là vào tháng 07/2018; ta mới chứng kiến sự kiện tương tự thứ hai hồi tháng 01/2019. Những luồng ánh sáng phát ra mạnh hơn cả trăm tỷ lần ánh sáng mà mắt thường nhìn thấy được.

Những vụ nổ tia gamma xuất hiện mà không báo trước, lại chỉ ngắn vài giây nên từ trước tới nay, các nhà thiên văn học đều phải nhanh chóng ghi lại được những gì còn sót lại. Nhưng lần xảy ra hồi tháng 01/2019 thì khác: chỉ 50 giây sau khi vệ tinh phát hiện ra vụ nổ, mọi kính viễn vọng Trái Đất trong phạm vi quan sát được đều đã hướng về nguồn sáng khổng lồ.

Elisa Bernardini, một nhà nghiên cứu tia gamma cho biết: “Tính tới hiện nay, đây là những hạt photon từ vụ nổ tia gamma chứa nhiều năng lượng nhất mà chúng tôi từng phát hiện được”. Hơn 300 nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới hứng khởi bắt tay vào nghiên cứu sự kiện thiên văn mới, và báo cáo khoa học đầu tiên vừa được đăng tải trên Nature.

Những vụ bùng nổ tia gamma xảy ra gần như hàng ngày, và chúng bất ngờ và chỉ xuất hiện trong vài giây ngắn ngủi. Chưa có nhiều tài liệu để nghiên cứu, nên những vụ nổ gây ra chúng vẫn là bí ẩn. Các nhà khoa học cho rằng chúng sinh ra từ các vụ va chạm sao neutron hay các vụ nổ siêu tân tinh - thời khắc một ngôi sao hết năng lượng, tự sụp xuống bởi chính lực hấp dẫn của mình, trở thành sao neutron hoặc hố đen.

Nhà khoa học David Berge cho biết: “Chúng ta biết rằng đây là những vụ nổ mạnh nhất Vũ trụ, và chỉ trong vài giây, tỏa ra nhiều năng lượng hơn cả Mặt Trời tạo ra trong suốt tuổi thọ 10 tỷ năm của nó. Ánh sáng có thể chiếu rọi tới gần như toàn bộ khoảng Vũ trụ nhìn thấy được”

Và sau cú nổ, những ánh hồng - ánh sáng còn vương lại sau vụ nổ sẽ tồn tại vài giờ, thậm chí vài ngày. Kính viễn vọng của ta đã từng nhiều lần phát hiện thấy những tia năng lượng yếu tới từ những vụ nổ nhỏ kèm theo và trong các ánh hồng.

Nhiều thập kỷ qua, đa số kiến thức chúng ta có về các vụ bùng nổ tia gamma đều tới từ việc quan sát các ánh hồng phát ra năng lượng yếu. Phải tới hai lần bùng nổ tia gamma gần đây nhất, ta mới trực tiếp nhìn thấy lượng năng lượng khổng lồ đi kèm tia sáng chói.

Ngay sau khi vệ tinh gửi tọa độ về cho các trạm thiên văn mặt đất, mọi kính viễn vọng có sẵn đều hướng về một điểm. Suốt 20 phút dài, những photon ánh sáng phát ra từ vụ nổ cho kính thiên văn mặt đất “ăn” một bữa no nê; nhờ đó, ta phát hiện được ra những đặc tính riêng biệt của các vụ nổ tia gamma.

Nhà nghiên cứu Konstancja Satalecka cho biết: “Hóa ra chúng tôi đã bỏ qua khoảng phân nửa lượng năng lượng trong một vụ nổ tia gamma. Đo đạc của chúng tôi cho thấy rằng năng lượng được giải phóng trong các tia gamma mạnh tương đương với tổng lượng năng lượng phát ra từ các ánh hồng. Đây là yếu tố đáng chú ý”.

Hóa ra từ trước tới giờ, ta không biết một vụ nổ tia gamma Vũ trụ có sức mạnh lớn đến vậy; đến lần đo đạc mới, ta mới biết nó mạnh gấp đôi những lần trước. Vụ nổ hồi tháng 01/2019 mạnh hơn hẳn sự kiện hồi tháng 07/2018. Thế nhưng lần phát hiện trước vẫn rất đáng chú ý bởi dòng năng lượng mạnh tới sau vụ nổ tới 10 giờ, mà ánh sáng từ vụ nổ còn lưu lại rõ tới tận 2 giờ sau, tức là khi vụ nổ đáng lẽ đã phải rơi vào trạng thái ánh hồng.

Trong báo cáo khoa học của mình, các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng có khả năng electron cũng phân tán như photon, từ đó làm tăng lượng năng lượng của các photon. Một nghiên cứu khác về vụ nổ tia gamma cũng đưa ra kết luận tương tự.

Đã từ lâu, các nhà khoa học nghi ngờ rằng việc phân tán là một trong những cách thức một vụ nổ tia gamma tạo ra nhiều năng lượng ánh sáng đến vậy khi đã bước vào giai đoạn ánh hồng. Quan sát hai vụ nổ mới nhất, ta đã khẳng định được giả thuyết trên là đúng. Nhưng nghiên cứu về những vụ nổ tia gamma chưa dừng lại. Với dàn vệ tinh phát hiện sớm các hiện tượng thiên văn, chúng ta sẽ sớm quan sát được thêm những vụ nổ tia gamma khác.

50Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
41
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.