Vì Sao F-22 Raptor Không Thể Bị Hack?

09 Tháng Mười Hai 20198:15 CH(Xem: 6190)
Vì Sao F-22 Raptor Không Thể Bị Hack?
Vì Sao F-22 Raptor Không Thể Bị Hack

Về cơ bản, F-22 Raptor, chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của không quân Mỹ hiện giờ vẫn đang dùng phần mềm và công nghệ cũ, đơn giản vì chúng khó có thể bị hacker can thiệp và chiếm quyền điều khiển hơn. Ngay cả khi chương trình phát triển chiếc máy bay F-35 được thực hiện, F-22 vẫn đang là phi cơ có tốc độ nhanh nhất mà Mỹ sở hữu, có khả năng phát hiện máy bay địch cách nhiều cây số, trước khi đối thủ kịp phát hiện ra F-22.

Bản thân F-22 là chiếc máy bay chiến đấu được tạo ra để phục vụ mục đích đối đầu với những tiêm kích khác của Trung Quốc và Nga, giành quyền kiểm soát trên không, chứ không phải để hỗ trợ bộ binh dưới mặt đất. Đó là nhiệm vụ của F-35, chương trình tiêu tốn 1,500 tỷ USD của Mỹ, với mục đích tạo ra một nền tảng máy bay phục vụ cả không quân, hải quân lẫn lính thủy đánh bộ. Giữa thời kỳ chiến tranh Iraq và Afghanistan, chương trình phát triển F-22 bị ngừng lại để chuyển hướng sang F-35. Nhưng F-22 vẫn là một phần không thể thiếu đối với không quân Mỹ vì một số lý do.


Không ít lần F-22 đã chứng tỏ ưu thế của mình khi không bị radar đối phương phát hiện, nhờ vào kỹ năng của phi công và khả năng tàng hình trước radar. Cựu bộ trưởng hải quân Mỹ, John Lehman trong cuộc phỏng vấn với Time cho rằng, hệ thống máy tính của F-22 không thể bị hacker Trung Quốc can thiệp và vô hiệu hóa vì chúng sử dụng máy tính của IBM, từ thời những năm 1983. Ông Lehman cho biết: “Không một ai ở Trung Quốc có thể lập trình máy tính cổ của IBM đời 83”, thứ được trang bị cho F-22 Raptor.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.