Indonesia Phản Đối Yêu Sách Của Trung Quốc

03 Tháng Giêng 20208:00 SA(Xem: 4742)
Indonesia Phản Đối Yêu Sách Của Trung Quốc
Indonesia Phản Đối Yêu Sách Của Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Indonesia nói yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông "không có cơ sở pháp lý", sau khi cáo buộc tàu Trung Quốc xâm nhập EEZ.

Khoảng đầu tháng 01/2020, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang nhiên nói rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa cùng vùng biển lân cận, ám chỉ ngoài khơi quần đảo Natuna nằm ở phía đông bắc quần đảo Trường Sa. Cả Trung Quốc và Indonesia đều có hoạt động đánh bắt cá "bình thường" ở đây.

Trước đó, Indonesia ra tuyên bố tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ngoài khơi quần đảo Natuna ở nam Biển Đông nhưng không nói rõ thời gian sự việc xảy ra. Bộ Ngoại giao Indonesia đã triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối. EEZ của Indonesia ở ngoài khơi quần đảo Natuna chồng lấn với yêu sách "đường 9 đoạn" Trung Quốc đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.


Bộ Ngoại giao Indonesia đã ra tuyên bố yêu cầu Trung Quốc giải thích "cơ sở pháp lý và biên giới rõ ràng" cho yêu sách của họ đối với EEZ, dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Trong tuyên bố có viết: “Yêu sách của Trung Quốc với EEZ lấy cớ rằng ngư dân của họ đã hoạt động tại đây từ lâu, yêu sách đó không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được UNCLOS năm 1982 công nhận”. Jakarta cũng nhắc lại việc Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường 9 đoạn".

Indonesia không phải là một trong số các bên có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, Indonesia nhiều lần căng thẳng với Trung Quốc về quyền đánh bắt cá quanh quần đảo Natuna.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.