Tổ Chức Y Tế Thế Giới Lần Đầu Tiên Gọi Coronavirus Là 'Đại Dịch'

11 Tháng Ba 20206:30 CH(Xem: 4159)
Tổ Chức Y Tế Thế Giới Lần Đầu Tiên Gọi Coronavirus Là 'Đại Dịch'
Tổ Chức Y Tế Thế Giới Lần Đầu Tiên Gọi Coronavirus Là 'Đại Dịch'

Lần đầu tiên, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã mô tả dịch coronavirus (Covid-19) là đại dịch (pandemic) vào chiều thứ Tư (11/03/2020), và cho biết thêm rằng Ý và Iran hiện đang ở “tiền tuyến”, các quốc gia khác sẽ sớm theo sau.

Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong cuộc họp báo: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan, tính chất nghiêm trọng của dịch lẫn sự thờ ơ đáng báo động của nhiều bên. Do đó, chúng tôi đánh giá rằng Covid-19 có thể được coi là đại dịch”

Theo WHO, một số quốc gia đã thể hiện khả năng ngăn chặn và kiểm soát ổ dịch, nhưng một số lãnh đạo thế giới chưa hành động đủ nhanh hoặc đủ mạnh. Ông Tedros chỉ ra số ca nhiễm mới ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã giảm đáng kể trong những ngày gần đây, 81 quốc gia chưa ghi nhận dịch và 57 quốc gia chỉ ghi nhận chưa đến 10 ca nhiễm. WHO gọi Iran và Italy, hai ổ dịch lớn nhất ngoài Trung Quốc đại lục, là các "tiền tuyến mới" trong cuộc chiến chống Covid-19.

Ông Tedros kêu gọi cộng đồng toàn cầu tăng gấp đôi nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, nói rằng các biện pháp tích cực vẫn có thể đóng một vai trò lớn để kiềm chế nó: “Đây là đại dịch đầu tiên do một chủng coronavirus gây ra. Chúng ta không thể nói trước điều gì, không thể nói nỗ lực như vậy là vừa đủ, đủ, hay quá đủ. Tất cả các quốc gia vẫn có thể thay đổi tiến trình của đại dịch Covid-19. Đây là đại dịch đầu tiên có thể kiểm soát được”

Ông cho biết số ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đại lục đã tăng gấp 13 lần trong hai tuần: "Chúng tôi dự đoán số ca nhiễm, số người tử vong và số quốc gia bị ảnh hưởng sẽ tăng lên cao hơn nữa trong vài ngày và vài tuần tới”.

Các quan chức WHO đã báo hiệu trong nhiều tuần rằng họ có thể sử dụng từ "đại dịch" như một thuật ngữ mô tả nhưng nhấn mạnh rằng nó không mang ý nghĩa pháp lý. Thực tế, WHO đã không còn hạng mục phân loại bệnh là "đại dịch" (pandemic), ngoại trừ cúm. Covid-19 không phải là cúm. Ông Tedros nhấn mạnh: "Đại dịch không phải là từ có thể sử dụng dễ dàng hay bừa bãi. Việc mô tả tình hình là đại dịch không làm thay đổi đánh giá của WHO về mối đe dọa do virus gây ra".

WHO đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vào ngày 30/01/2020 khi có chưa tới 100 trường hợp nhiễm Covid-19 bên ngoài Trung Quốc. Hiện dịch bệnh đã xuất hiện ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn 122,000 người nhiễm, hơn 4,300 người tử vong và hơn 67,000 người bình phục. Trong đó, riêng ở Trung Quốc ghi nhận gần 81,000 ca nhiễm, hơn 3,100 ca tử vong và gần 62,000 người bình phục.

Trong quá khứ, WHO từng tuyên bố dịch H1N1 năm 2009 là đại dịch, tức có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng toàn cầu. Tuy nhiên, sau đó nó được coi là không quá nghiêm trọng, khiến WHO chịu nhiều chỉ trích là phóng đại vấn đề.

Giới chuyên gia đánh giá việc WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch có thể gây tác động chính trị và kinh tế lớn. Động thái có thể khiến thị trường thế giới thêm biến động và dẫn đến hạn chế đi lại, thương mại nghiêm ngặt hơn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.