Tổng Thống Pháp Macron Đặt Nghi Vấn Về Việc Xử Lý Dịch Của Trung Quốc

17 Tháng Tư 20205:40 SA(Xem: 4533)
Tổng Thống Pháp Macron Đặt Nghi Vấn Về Việc Xử Lý Dịch Của Trung Quốc
Tổng Thống Pháp Macron Đặt Nghi Vấn Về Việc Xử Lý Dịch Của Trung Quốc

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặt nghi vấn về việc xử lý sự đại dịch Covid-19 của Trung Quốc, cho rằng có những điều "đã xảy ra mà chúng ta không hay biết".

Ông Macron nói với tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) rằng "thật ngây thơ" khi cho rằng Trung Quốc đã giải quyết cuộc khủng hoảng tốt hơn. Đây là một lời đáp trả cho bình luận trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc nói rằng các nước phương Tây đã để mặc người già chết trong bệnh tật. Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để "bày tỏ sự không tán thành".

Trung Quốc bác bỏ dòng bình luận và cho là một "sự hiểu lầm". Người phát ngôn của chính phủ Zhao Lijian cho biết Trung Quốc chưa bao giờ "và cũng không có ý định" đưa ra bất kỳ bình luận tiêu cực nào về cách Pháp đối phó với dịch bệnh.

Pháp đã ghi nhận 141,000 ca nhiễm Covid-19 và gần 18,000 trường hợp tử vong. Còn phía Trung Quốc tuyên bố chỉ ghi nhận 4,632 ca tử vong do Covid-19 - bao gồm thêm 1,290 ca được công bố vào thứ Sáu (17/04/2020) tại thành phố Vũ Hán, nơi đại dịch bắt đầu và mới dỡ bỏ phong tỏa gần đây.

Các quan chức địa phương cho biết báo cáo ban đầu đã bị trì hoãn và không chính xác. Các quốc gia bao gồm Mỹ, Anh và Pháp đã đặt nghi vấn về tính minh bạch của Trung Quốc đối với dịch bệnh.

Tổng thống Pháp Macron nói gì?

Khi được hỏi liệu phản ứng độc đoán của Trung Quốc nhằm kiểm soát sự bùng phát đại dịch có làm lộ ra sự yếu kém của các nền dân chủ phương Tây, ông Macron nói rằng không nên so sánh giữa các xã hội cởi mở với những xã hội mà sự thật bị trù dập. Ông nói: "Tôi tôn trọng những khác biệt trong các lựa chọn được đưa ra và điều mà Trung Quốc ngày nay trở thành, nhưng đừng ngây thơ đến mức nói rằng họ xử lý tốt hơn ta nhiều. Chúng ta đâu biết hết được. Có những điều rõ ràng đã xảy ra mà chúng ta chẳng hề hay biết”


Ông nói rằng việc từ bỏ các quyền tự do để chống lại đại dịch sẽ đe dọa các nền dân chủ phương Tây: "Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó. Ta không thể từ bỏ DNA cơ bản của mình với lý do khủng hoảng sức khỏe."

Phản ứng của các bên khác

Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab đã nói với một cuộc họp báo vào thứ Năm (16/04/2020) rằng "những nghi vấn khó" sẽ được đặt ra về việc dịch bệnh bắt đầu như thế nào "và làm thế nào nó không thể được dừng lại sớm hơn". Ông nói rằng sẽ phải có một cuộc "đào thật sâu" về cách thức virus có thể lây lan từ Trung Quốc, và cũng cảnh báo Vương quốc Anh sẽ không thể "kinh doanh như bình thường" với Bắc Kinh sau cuộc khủng hoảng.

Phía Mỹ, tổng thống Donald Trump cũng đã có một đường lối cứng rắn chống lại Trung Quốc. Hôm thứ Tư (15/04/2020), khi được hỏi tại sao Mỹ chiếm tỷ lệ cao như vậy trong số hơn 137,000 người chết vì Covid-19 trên toàn cầu, ông nói rằng mấy nước khác đang khai gian về tỷ lệ tử vong của họ. Ông nói: "Có ai thực sự tin những con số của mấy quốc gia đó không?" ám chỉ Trung Quốc. Trump nói rằng Mỹ đang xem xét giả thuyết virus Covid-19 có thể đã xuất hiện từ một phòng thí nghiệm chứ không phải trong một khu chợ trong thành phố Vũ Hán.

Fox News, trích dẫn các nguồn tin giấu tên, đã gợi ý rằng chủng coronavirus mới (Covid-19) đã vô tình “xổng ra” từ một cơ sở ở Vũ Hán vì các biện pháp an toàn lỏng lẻo. Truyền thông Mỹ trước đó từng đưa tin rằng Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã rất lo ngại về sự an toàn tại hai phòng thí nghiệm ở Vũ Hán trong những năm gần đây. Hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy virus Sars-CoV-2 (Covid-19) tình cờ “xổng” ra ngoài từ một phòng thí nghiệm.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.