Úc Yêu Cầu Đàm Phán Thương Mại Với Trung Quốc, Nhưng Vẫn Quyết Điều Tra Covid-19

13 Tháng Năm 20204:30 SA(Xem: 3781)
Úc Yêu Cầu Đàm Phán Thương Mại Với Trung Quốc, Nhưng Vẫn Quyết Điều Tra Covid-19
Úc Yêu Cầu Đàm Phán Thương Mại Với Trung Quốc

Bộ trưởng Thương mại Úc muốn đàm phán thương mại khẩn cấp với Trung Quốc sau khi các mặt hàng xuất khẩu quan trọng bị đình chỉ và các mối đe dọa thuế quan, nhưng vẫn không từ bỏ theo đuổi cuộc điều tra về nguồn gốc Covid-19.

Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham đã đề nghị điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Zhong Shan sau khi hải quan Trung Quốc "cấm cửa" 4 nhà xuất khẩu thịt bò lớn của Úc.

Việc đình chỉ xuất khẩu thịt bò của 4 công ty Úc được công bố chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc đề xuất áp dụng mức thuế lên tới 80% đối với lúa mạch Úc, làm dấy lên lo ngại họ đang "trả đũa" việc Úc thúc đẩy điều tra nguồn gốc Covid-19.

Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc, cho rằng cuộc điều tra như vậy là "không cần thiết".

Bộ trưởng Birmingham cho biết phía Trung Quốc đã đảm bảo với ông rằng quyết định cấm nhập khẩu trên không liên quan đến nỗ lực thúc đẩy điều tra Covid-19, và thêm rằng Úc đang theo đuổi mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau với Trung quốc. Theo ông, việc cấm thịt bò liên quan đến vấn đề nhãn mác và giấy chứng nhận kiểm dịch, trong khi thuế lúa mạch liên quan vụ kiện bán chống phá giá.

Trang Global Times của Trung Quốc cho biết trong một bài xã luận rằng việc đình chỉ các nhà xuất khẩu thịt nên đóng vai trò như một "hồi chuông cảnh báo" cho Úc vì những hành động “không thân thiện”.


Dẫn việc Úc thúc đẩy điều tra Covid-19 và cấm Huawei tham gia mạng 5G, Global Times nói rằng "lo ngại về các biện pháp trả đũa tiềm năng từ Trung Quốc có vẻ hoàn toàn chính đáng đối với nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc của Úc".

Tháng 04/2020, đại sứ Trung Quốc tại Úc Cheng Jingye cảnh báo người tiêu dùng Trung Quốc có thể tẩy chay sản phẩm Úc nếu họ cứ theo đuổi điều tra về Covid-19. Các bộ trưởng Úc mô tả bình luận của Cheng là "hăm dọa kinh tế" từ quốc gia chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2019.

Birmingham khẳng định: “Úc chắc chắn giữ vững lập trường. Chúng tôi áp dụng các quan điểm chính sách phù hợp với giá trị của chúng tôi và không tán thành việc cưỡng ép kinh tế để thay đổi quan điểm chính sách của mình". Ông cũng nói thêm Úc không đơn độc trong việc thúc đẩy điều tra và sẽ ủng hộ nghị quyết của Liên minh Châu Âu tại Đại hội đồng Y tế Thế giới ngày 17/05/2020.

Hôm thứ Ba (12/05/2020), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian cho biết cơ quan hải quan Trung Quốc đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm kiểm dịch của 4 công ty trên và quyết định đình chỉ nhập khẩu được đưa ra để đảm bảo an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng Trung Quốc.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.