Indonesia Chi Gần 143 Triệu USD Để Xây Dựng Các Cơ Sở Sản Xuất Vaccine Covid-19

10 Tháng Mười Một 20201:00 SA(Xem: 2285)
Indonesia Chi Gần 143 Triệu USD Để Xây Dựng Các Cơ Sở Sản Xuất Vaccine Covid-19
Indonesia Chi Gần 143 Triệu USD Để Xây Dựng Các Cơ Sở Sản Xuất Vaccine Covid-19

Khoảng đầu tháng 11/2020, chính phủ Indonesia cho biết sẽ đầu tư 2,000 tỷ rupiah (142.83 triệu USD) cho công ty dược quốc doanh PT Bio Farma để xây dựng các cơ sở sản xuất vaccine, đặc biệt là các nguyên liệu sơ cấp, nhằm mục đích giảm nhập khẩu từ các nước khác.

Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến, Tổng cục trưởng Tài sản nhà nước thuộc Bộ Tài chính Indonesia, ông Isa Rachmatarwata cho biết quyết định hiện đang chờ Quốc hội Indonesia thông qua trước khi triển khai.

Bộ Y tế cũng sẽ chuẩn bị cho hoạt động tiêm chủng, dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu năm 2021. Dựa trên báo cáo của Bộ Y tế, Indonesia có 196,989 trường hợp dương tính với Covid-19, tăng vọt trong 5 ngày với hơn 3.000 trường hợp mỗi ngày kể từ đầu tháng 11/2020. Số người chết vì Covid-19 cũng tăng lên 8,130 người, còn trường hợp hồi phục tổng số là 138.575 trường hợp.

Hồi tháng 08/2020, Tổng thống Widodo tuyên bố Indonesia có thể sản xuất vaccine trong nửa đầu năm 2021. Biofarma, Sinovac và các bên liên quan khác hiện đang trong quá trình sản xuất các loại thuốc mới và đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn ba.

Đến tháng 09/2020, Tổng thống Joko Widodo cho hay Chính phủ Indonesia đã phân bổ 40,800 tỷ rupiah để sản xuất vaccine ngừa Covid-19, trong đó 3,800 tỷ rupiah sẽ được giải ngân trong năm 2020.


Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết nhà nước sẽ hỗ trợ ngân sách cho dự án vaccine “Merah Putih (Trắng Đỏ) do Bộ Khoa học và Công nghệ Indonesia phối hợp với Viện Eijkman và Viện Khoa học Indonesia tiến hành.

Công ty dược quốc doanh PT Bio Farma sẽ sản xuất 290 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 bằng cách hợp tác với nhà sản xuất vaccine Sinovac Biotech của Trung Quốc. Theo Giám đốc điều hành Bio Farma, Honesti Basyir, quá trình thử nghiệm lâm sàng loại vaccine được thực hiện trong 6 tháng và phấn đấu hoàn tất vào tháng 01/2021.

Theo kế hoạch, nếu quá trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 diễn ra suôn sẻ, Bio Farma sẽ bắt đầu sản xuất vaccine ngừa Covid-19 vào Q1/2021. Hiện công ty đã chuẩn bị các cơ sở sản xuất với tổng công suất tối đa 250 triệu liều vaccine/năm.

Phát triển vaccine là một trong 5 mũi nhọn của Bio Farma nhằm góp phần ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan, bao gồm sản xuất chuỗi phản ứng polymerase thời gian thực, liệu pháp chữa trị bằng huyết tương, phát triển các phòng thí nghiệm BSL 3 di động, và sản xuất phương tiện vận chuyển bệnh nhân mắc Covid-19.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.