Trung Quốc Có Thể Cải Cách Hệ Thống Tư Pháp Hong Kong

17 Tháng Mười Một 20201:00 SA(Xem: 2696)
Trung Quốc Có Thể Cải Cách Hệ Thống Tư Pháp Hong Kong
Trung Quốc Có Thể Cải Cách Hệ Thống Tư Pháp Hong Kong

Thứ Ba (17/11/2020), một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang tiến hành các động thái nhằm cải cách hiến pháp của Hong Kong, bao gồm cả hệ thống tư pháp của đặc khu.

Phó giám đốc Văn phòng Các vấn đề Hong Kong và Ma Cao của Trung Quốc Zhang Xiaoming cho biết giới chức Trung Quốc đại lục đang tiến hành các cải cách liên quan đến Luật Cơ bản, vốn được ví như "tiểu hiến pháp" của Hong Kong, trong đó có hệ thống tư pháp của đặc khu. Ông khẳng định việc "hoàn thiện" hệ thống pháp luật Hong Kong không làm suy yếu tính độc lập về tư pháp của đặc khu.

Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc ngày 01/07/1997, nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" được thiết lập như nền tảng của mối quan hệ giữa đặc khu và đại lục. Nguyên tắc trên giúp đặc khu hành chính Hong Kong duy trì mức độ tự trị nhất định, có hệ thống tư pháp và chính trị khác biệt so với đại lục trong 50 năm.

Tuy nhiên, sau các cuộc biểu tình tại Hong Kong hồi năm 2019, Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia hôm 30/06/2020. Những người phản đối cho rằng luật an ninh nhằm "dập tắt các tiếng nói bất đồng", trong khi phe ủng hộ khẳng định đạo luật khôi phục ổn định tại Hong Kong sau nhiều tháng biểu tình và bạo động.

Zhang Xiaoming nói tại hội nghị thượng đỉnh pháp lý ở Hong Kong: "Chúng ta cần nhìn nhận Luật Cơ bản như một thực thể sống để có thể diễn giải nó bất cứ khi nào cần thiết"

Ông cho rằng các cải cách đang được tiến hành gồm "tối ưu hóa lời tuyên thệ" và "giám sát chất lượng" đối với công chức, giáo dục quốc gia và cải cách tư pháp, song không nêu chi tiết. Theo luật an ninh mới, công chức Hong Kong được yêu cầu tuyên thệ trung thành với đặc khu và Luật Cơ bản.

Các động thái trên được triển khai nhằm chấn chỉnh "những hành vi sai trái" và lấp các lỗ hổng, Zhang nói thêm: "Bây giờ là lúc để phân định những điều đúng sai", nhấn mạnh những người không thừa nhận "Tổ quốc" hoặc đe dọa an ninh quốc gia sẽ không phù hợp với Luật Cơ bản.

Nhiều quốc gia cho rằng tính độc lập của hệ thống tư pháp Hong Kong so với đại lục là yếu tố quan trọng để đặc khu trở thành trung tâm tài chính, đóng vai trò trung gian kết nối phần còn lại của Trung Quốc với thế giới.

Tháng 11/2020, Bắc Kinh thông qua nghị quyết cho phép chính quyền Hong Kong bãi nhiệm những nghị sĩ bị coi là "đe dọa an ninh quốc gia" mà không cần thông qua tòa án. Ngay sau đó, chính quyền bãi nhiệm 4 nghị sĩ đối lập tại Hội đồng Lập pháp. Toàn bộ nghị sĩ phe đối lập sau đó từ chức để phản đối. Zhang khẳng định: "Chỉ những người yêu nước mới được đưa vào hệ thống, nếu không, họ cần bị loại bỏ"

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.