Thế Giới Đã Chi Gần 20,000 Tỷ USD Trong Đại Dịch Covid-19

18 Tháng Mười Một 20208:15 CH(Xem: 2890)
Thế Giới Đã Chi Gần 20,000 Tỷ USD Trong Đại Dịch Covid-19
Thế Giới Đã Chi Gần 20,000 Tỷ USD Để Cứu Nền Kinh Tế Trong Đại Dịch Covid-19

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF), các chính phủ và ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đã cam kết chi khoảng 19,500 tỷ USD kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát để “củng cố” nền kinh tế. IMF nhận định một số quốc gia thậm chí cần bơm nhiều tiền hơn nữa để đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng.

Theo báo cáo thường niên của IMF, tính tới tháng 09/2020, các chính phủ trên thế giới đã công bố các gói kích thích kinh tế trị giá gần 12,000 tỷ USD, còn các ngân hàng trung ương đã "bơm" ít nhất 7,500 tỷ USD để giảm bớt tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế.

Tuy nhiên, bất chấp quy mô và tốc độ chưa từng thấy của các chương trình giải cứu - bao gồm giảm thuế, hỗ trợ trả lương, cấp khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục - kinh tế thế giới vẫn rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất thế từ Đại Suy thoái. Các hoạt động kinh tế và việc làm tại hầu hết khu vực trên thế giới, bao gồm Mỹ và Châu Âu, đều rơi xuống mức thấp chưa từng thấy.

Mặc dù thông tin lạc quan về một số loại vaccine làm tăng triển vọng của kinh tế toàn cầu năm 2021, điều này không giúp ích nhiều cho các quốc gia trong ngắn hạn. Những rào cản đối với các chương trình hỗ trợ tài chính tiếp theo có thể hủy hoại thành quả phục hồi vốn đã mong manh của nền kinh tế.

Kristalina Georgieva, giám đốc điều hành của IMF, nhận xét: "Các quốc gia đang phải đối mặt với một chặng đường dài đầy khó khăn, không đồng đều, bất ổn và nhiều rủi ro thất bại"

Ở Mỹ, nơi số ca nhiễm Covid-19 đang tăng vọt, cuộc chiến pháp lý liên quan tới bầu cử tổng thống có thể là rào cản lớn với một gói kích thích kinh tế mới. Mỹ đã mất khoảng 10 triệu việc làm kể từ khi đại dịch bùng phát. Một số tiểu bang đã bắt đầu tái áp dụng các biện pháp kiềm chế số ca lây nhiễm để bảo vệ thành quả phục hồi kinh tế.

Trong khi đó, Liên minh Châu Âu (EU) cũng đang đối mặt với mâu thuẫn nội bộ và điều này có thể khiến quá trình phê duyệt gói cứu trợ Covid-19 trị giá 950 triệu USD kéo dài thêm nhiều tháng. Các nhà lãnh đạo EU dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề trong một cuộc họp vào thứ Năm (19/11/2020).

Các nhà kinh tế nhận định việc các chính phủ ngừng các gói cứu trợ quá sớm có thể cản trở đà phục hồi của nền kinh tế. Neal Shearing, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, cho rằng đây là "rủi ro lớn nhất" mà các nền kinh tế trên thế giới phải đối mặt trong ngắn hạn. Ông nhận định: "Đây là một sai lầm kiểu 'gậy ông đập lưng ông'”. Ông cho rằng nhu cầu yếu trong khoảng thời gian dài - vốn đã được kích thích phần nào nhờ các gói giải cứu quy mô lớn – hiện là mối đe dọa lớn nhất với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.