Hạ Viện Mỹ Thông Qua Dự Luật Cấm Các Công Ty Trung Quốc

02 Tháng Mười Hai 20205:45 CH(Xem: 2991)
Hạ Viện Mỹ Thông Qua Dự Luật Cấm Các Công Ty Trung Quốc
Hạ Viện Mỹ Thông Qua Dự Luật Cấm Các Công Ty Trung Quốc

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm một số công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch Mỹ nếu không tuân thủ kiểm toán.

Dự luật trách nhiệm cổ phiếu các công ty nước ngoài được Hạ viện thông qua vào hôm thứ Tư (02/12/2020), cấm các công ty nước ngoài niêm yết chứng khoán trên bất kỳ sàn giao dịch nào của Mỹ nếu không tuân thủ kiểm toán ba năm liên tục của Ban giám sát Kế toán Công Mỹ.

Theo các trợ lý Quốc hội Mỹ, dự luật sẽ cho các công ty Trung Quốc như Alibaba, công ty công nghệ Pinduoduo Inc. và tập đoàn dầu khí Petro China ba năm để tuân thủ các quy định của Mỹ, trước khi bị loại khỏi thị trường.

Những người trong ngành nhận định việc giám sát kỹ hơn cũng có thể ngăn những công ty Trung Quốc khác niêm yết tại Mỹ. Danh sách các công ty lên sàn giao dịch Mỹ năm 2020 đạt mức cao nhất trong 6 năm.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) gọi đây là chính sách phân biệt đối xử về mặt chính trị với các công ty Trung Quốc. Bà cho hay: "Thay vì thiết lập rào cản, chúng tôi hy vọng Mỹ có thể cung cấp một môi trường công bằng và không phân biệt đối xử với các công ty nước ngoài đầu tư và hoạt động tại Mỹ"

Chính quyền Trung Quốc từ lâu đã miễn cưỡng để các cơ quan quản lý nước ngoài thanh tra các công ty kế toán trong nước, với lý do lo ngại an ninh quốc gia.

Hồi đầu năm 2020, các quan chức tại cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc cho hay họ sẵn sàng cho phép kiểm tra tài liệu kiểm toán trong những trường hợp nhất định, nhưng các thỏa thuận trước đây nhằm giải quyết tranh chấp thực tế không được thực hiện.

Dự luật do Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Kennedy và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Van Hollen đề xuất, đã được Thượng viện nhất trí thông qua hồi tháng 05/2020, vì vậy sau khi thông qua Hạ viện, nó sẽ được đưa tới Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump phủ quyết hoặc ký thành luật.

Ông Trump dự kiến sẽ ký ban hành luật nếu nó được thông qua. Biện pháp cũng yêu cầu các công ty đại chúng tiết lộ việc có thuộc sở hữu hay kiểm soát của chính phủ nước ngoài không.

Shaun Wu, đối tác tại Hong Kong của hãng luật Paul Hastings, cho rằng việc tăng cường thực thi luật với các công ty Trung Quốc có khả năng xảy ra dù Tổng thống đắc cử Joe Biden của đảng Dân chủ sẽ nhậm chức vào tháng 01/2021.

Ông cho hay nếu dự luật được ban hành thành luật, "tất cả các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng Mỹ và chắc chắn phải cân nhắc lựa chọn khác". Điều này có thể bao gồm niêm yết ở Hong Kong hoặc những nơi khác. Một số công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, bao gồm Alibaba và nhà điều hành KFC Trung Quốc Yum China, gần đây đã thực hiện niêm yết thêm ở Hong Kong.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.