Li-Fi Đã Được Thử Nghiệm Thực Tế, Nhanh Gấp 100 Lần So Với Wi-Fi

24 Tháng Mười Một 20158:00 CH(Xem: 11019)
Li-Fi Đã Được Thử Nghiệm Thực Tế, Nhanh Gấp 100 Lần So Với Wi-Fi
blank
Li-Fi lần đầu tiên được phát minh bởi Harald Haas, đến từ đại học Edinburgh, Scotland vào năm 2011. Ý tưởng xuất hiện khi Harald Haas đang trình diễn khả năng tắt bật liên tục của một đèn LED đơn, và nhận ra rằng cách truyền thông tin này có thể truyền đi xa hơn so với các tháp phát sóng thông thường.

Khoảng đầu năm 2015, các nhà khoa học đã đưa ra một lý thuyết mới về Li-Fi, công nghệ truyền dữ liệu thông qua các loại sóng ánh sáng nhìn thấy được, để thay thế cho các loại công nghệ truyền dẫn không dây Wi-fi hiện hành. Li-Fi được nghiên cứu với mục đích tạo ra 1 chuẩn kết nối không dây mới, có tốc độ truyền dẫn tuyệt vời hơn.

Các nhà khoa học đã từng chế tạo và thử nghiệm công nghệ Li-fi mới trong phòng thí nghiệm. Kết quả đo đạc được tốc độ truyền dữ liệu cực cao lên tới 224 Gigabit/s, tương đương khoảng 28 Gigabyte dữ liệu được chuyển từ nơi này sang nơi khác trong thời gian 1 giây.


Đến tháng 11/2015, lần đầu tiên công nghệ Li-Fi được mang ra khỏi phòng thí nghiệm và áp dụng thử nghiệm thực tế tại 1 văn phòng ở Tallinn, Estonia. Kết quả ghi nhận được tốc độ truyền tải dữ liệu thông qua Li-Fi đạt mức 1 Gigabyte/s – gấp 100 lần so với tốc độ trung bình Wi-fi hiện nay.

Li-Fi sử dụng công nghệ truyền dẫn bằng ánh sáng nhìn thấy (VLC) để truyền đi những tín hiệu ánh sáng nằm trong dải tần số từ 400 tới 800 TeraHertz. Nói cách khác, nó hoạt động khá tương tự như một phiên bản cải tiến của mã Morse, các mã nhị phân được truyền đi dưới dạng ánh sáng bằng cách gửi 2 trạng thái bật đèn và tắt đèn đến điểm đích, 2 trạng thái bật tắt sẽ tương đương với số 0 và 1 của hệ nhị phân.

Trạng thái bật/tắt của đèn LED được truyền đi với tốc độ cao sẽ tạo ra 1 chuỗi nhị phân mang theo một thông tin nào đó gửi tới người nhận. Đó là cách hoạt động của mạng Li-fi.
515Vote
40Vote
33Vote
21Vote
10Vote
4.519
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.