EU Cáo Buộc Qualcomm Phá Giá Chip, Vi Phạm Luật Chống Độc Quyền Ở Châu Âu

11 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 5859)
EU Cáo Buộc Qualcomm Phá Giá Chip, Vi Phạm Luật Chống Độc Quyền Ở Châu Âu
blank
Trung tuần tháng 12/2015, Ủy Ban Châu Âu đã đệ đơn cáo buộc nhà sản xuất chip Qualcomm có hành vi vi phạm luật chống độc quyền.

Theo đó, các quan chức chống độc quyền của Châu Âu tại Brussels cho rằng Qualcomm đã lạm dụng quyền hạn của mình trong khu vực, bằng cách cung cấp các ưu đãi về tài chính cho các nhà sản xuất thiết bị di động, khiến họ chỉ sử dụng các linh kiện thiết bị của Qualcomm.

Ngoài ra, Qualcomm cũng bị cáo buộc đã có hành vi phá giá thị trường vi xử lí trong quá khứ. Dòng sản phẩm vi xử lí của công ty vốn được dùng rất phổ biến trong các thiết bị di động trên thế giới. Margrethe Vestager, một quan chức cấp cao của Ủy Ban Châu Âu, cho biết: “Tôi e rằng những hành động của Qualcomm đã khiến các đối thủ khác không còn khả năng cạnh tranh. Chúng tôi sẽ luôn đảm bảo cho người tiêu dùng tại Châu Âu được tiếp tục hưởng lợi từ sự cạnh tranh công bằng"

Đại diện Qualcomm đã tuyên bố sẽ hợp tác với các cơ quan chức trách của Ủy Ban Châu Âu để giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa. Donald J. Rosenberg, Tổng cố vấn của Qualcomm, chia sẻ: “Chúng tôi sẵn sàng trình bày về tình trạng cạnh tranh trong lĩnh vực vi xử lí trên thị trường đang diễn ra rất khốc liệt”.


Qualcomm có khoảng 4 tháng để trả lời cáo buộc của Ủy Ban Châu Âu. Nếu bị phán quyết vi phạm luật chống độc quyền, công ty có thể bị phạt lên đến 10% doanh thu toàn thế giới, tương đương khoảng 2.7 tỷ USD trong năm 2014, và bị buộc phải thay đổi một số hoạt động kinh doanh. Nhìn lại những trường hợp vi phạm luật chống độc quyền khác trong quá khứ ở Châu Âu, chưa có công ty nào phải đóng phạt một khoản tiền lớn như vậy.

Ủy Ban Châu Âu đã tiến hành điều tra Qualcomm từ giữa năm 2015. Cũng trong năm 2015, công ty đã đồng ý chi trả 975 triệu USD tiền vi phạm luật chống độc quyền ở Trung Quốc. Trong biên bản thỏa thuận, Qualcomm hứa hẹn sẽ giảm tiền bản quyền hệ thống thông tin liên lạc tốc độ cao cho những công ty có ý định mua lại.

Hồi năm 2009, các nhà hoạch định chính sách Châu Âu đã từng kết thúc quá trình điều tra kéo dài hai năm, sau khi không tìm thấy bằng chứng về việc Qualcomm đã ép các công ty khác phải trả tiền bản quyền cao quá mức cho phép.

Tuy nhiên, vào năm 2010, Icera - nhà sản xuất chip đến từ Anh - đã cáo buộc Qualcomm đã chi các khoản ưu đãi về tài chính không công bằng để lôi kéo khách hàng. Vụ việc đã dẫn đến cuộc điều tra của Ủy Ban Châu Âu.
52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
13Vote
2.65
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.