Nhìn Lại Năm 2015: Cuộc Du Ngoạn Hoang Dại Của Google

28 Tháng Mười Hai 20158:00 CH(Xem: 6916)
Nhìn Lại Năm 2015: Cuộc Du Ngoạn Hoang Dại Của Google
blank
Hồi tháng 09/2015, Google đã gây bất ngờ khi diễn ra đợt tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử công ty, trở thành tập đoàn Alphabet. Larry Page sẽ nhường lại vị trí CEO Google cho Sundar Pichai - giám đốc mảng Android, Google Chrome và có vai trò chủ chốt trong hầu hết các dịch vụ của Google hiện tại.

Trong khi đó, Larry Page và nhà đồng sáng lập Sergey Brin sẽ cùng lãnh đạo tập đoán Alphabet - công ty mẹ sẽ quản lý Google và tất cả công ty con hoạt động độc lập với nhau, mỗi công ty sẽ đảm nhiệm những mảng công nghệ riêng.

Theo giới công nghệ, đây là một quyết định kinh doanh táo bạo, liều lĩnh nhưng rất cần thiết của Google. Vậy trong năm 2015, Google đã có những hoạt động tốt xấu ra sao?

Tích Cực

Giá trị thị trường của Google đã cán mốc 527 tỷ USD, gần sát với mốc 1,000 tỷ USD như nhiều chuyên gia kỳ vọng. Tính đến tháng 12/2015, giá cổ phiếu đã tăng lên gần 750 USD/cổ phiếu, tăng 42% so với mức 527 USD/cổ phiếu hồi đầu năm 2015.

Trong quý kinh doanh đầu tiên của Google dưới tên công ty mẹ Alphabet, tình hình kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục duy trì sự tăng trưởng một cách ổn định. Với doanh thu tiếp tục vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích trước đó. Cụ thể, Q3/2015, Alphabet đã thu về 18.7 tỷ USD, lãi trên mỗi cổ phiếu là 7.35 USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2014.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với khoản tiền mặt 72.8 tỷ USD mà Alphabet nắm giữ đã cho phép công ty này đủ tự tin để mua lại 5.1 tỷ USD cổ phiếu của mình.

Mảng kinh doanh tìm kiếm và quảng cáo vẫn là cốt lõi của công ty mới, chiếm tới gần 90% trong tổng doanh thu, với 16.7 tỷ USD. Các mảng kinh doanh còn lại như máy tính, dịch vụ Internet, xe không người lái, nghiên cứu khoa học công nghệ chỉ chiếm 1.89 tỷ USD trong tổng doanh thu.

Giám đốc tài chính Ruth Porat cho biết, công ty đang tập trung vào việc kiểm soát chi phí để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận. Trong Q3/2015, chi phí hoạt động của Alphabet tăng 14% lên đến 6.93 tỷ USD. Đây cũng là mức tăng trưởng chi phí thấp nhất kể từ năm 2013. Từ đó, lợi nhuận ròng của công ty đạt 3.98 tỷ USD, tăng tới 45% từ 2.74 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.

Tuy nhiên, sắp tới, Alphabet sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để phát triển các dự án mới sau đợt tái cấu trúc. Giám đốc tài chính Porat chia sẻ, một trong những mục tiêu phát triển và nghiên cứu của Alphabet trong năm 2016 sẽ là các hệ thống máy tính và trí thông minh nhân tạo. Đây được nhận định sẽ là điểm khác biệt giúp Google và Alphabet vượt qua các đối thủ của mình.


Thực tế, hoạt động chính của Google vẫn là các mảng cốt lõi. Sau đợt tái cấu trúc trong năm 2015, Google sẽ dễ dàng tách các báo cáo tài chính thành 2 phần, bao gồm Google và các dự án khác thuộc Alphabet. Việc này sẽ có thể làm cho các nhà đầu tư an tâm hơn khi nhìn vào các bản báo cáo, vì những khoản đầu tư khổng lồ cho các dự án mới chưa có lãi sẽ thuộc về Alphabet. Còn bản báo cáo của Google sẽ chỉ bao gồm các mảng cốt lõi, vẫn mang lợi nhuận về cho công ty.

Nhìn chung, đợt tái cấu trúc của Google khá phức tạp nhưng đảm bảo hoạt động lâu dài và khả năng sinh lợi trong tương lai. Các báo cáo tài chính sẽ được tách riêng và minh bạch hơn, nâng cao quyền quản lý cho các công ty con, đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư. Các dự án chưa có hiệu quả sẽ không bị nguy cơ phải đóng cửa do yêu cầu từ các nhà đầu tư, bởi chúng trên lý thuyết chúng đã trở nên riêng rẽ với Google.

Tiêu Cực

Dù đã có những kết quả kinh doanh tốt từ đợt tái cấu trúc thành Alphabet, thực tế, công ty cũng gặp phải không ít khó khăn. Hồi tháng 04/2015, Google chính thức bị EU buộc tội vi phạm luật chống độc quyền bằng cách lợi dụng thế mạnh của công cụ tìm kiếm của hãng.

Theo báo cáo từ EU, Google đã đưa ra những kết quả tìm kiếm có lợi cho hãng, cụ thể là ở các kết quả tìm kiếm trong các dịch vụ mua sắm trực tuyến. EU cũng cảnh báo rằng, Google có thể phải đối mặt với án phạt tiền khổng lồ, có thể lên tới 6 tỷ USD, tương đương với 10% doanh thu thường niên của hãng.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải tất cả, vụ kiện trên chỉ diễn ra tại Châu Âu và các điều luật ràng buộc Google cũng chỉ áp dụng tại Châu Âu. Sau đó, các đối thủ cạnh tranh của Google tại Mỹ như Microsoft, Oracle, Hotwire, Expedia và TripAdvisor đã liên kết thành một tổ chức gọi là FairSearch.org và thuê Matt Reilly, cựu luật sư của FTC, cũng là một chuyên gia về các vụ kiện chống độc quyền. Liên minh mới sẽ chống lại Google tại thị trường Mỹ. Sau Châu Âu, rất có thể Google sẽ tiếp tục đối mặt với một phiên tòa diễn ra tại Mỹ.

Có thể thấy, Google đang ngày càng lún sâu vào những rắc rối pháp lý về chính sách thương mại của hãng. Dù cho có lớn mạnh như thế nào, Google vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải chống lại tập hợp những đối thủ cạnh tranh đông đảo trên toàn cầu.
56Vote
41Vote
31Vote
21Vote
13Vote
3.512
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.