LG Đã Chật Vật Trong Mảng Smartphone Như Thế Nào?

13 Tháng Mười Hai 20169:00 CH(Xem: 8849)
LG Đã Chật Vật Trong Mảng Smartphone Như Thế Nào?
blank
LG là một nhà sản xuất linh kiện smartphone nổi tiếng, chuyên cung cấp panel màn hình và module camera cho các mẫu điện thoại hàng đầu như iPhone của Apple. Tuy nhiên, những sản phẩm smartphone của chính LG lại đang gặp khó khăn.

Trong Q3/2016, bộ phận di động của LG Electronics lỗ 436 tỷ Won (khoảng 382 triệu USD). Đây không chỉ là quý có mức thua lỗ tồi tệ nhất, mà cùng với việc mảng kinh doanh di động bị lỗ 153 tỷ Won trong quý trước đó đã khiến Q3/2016 trở thành quý thứ 6 liên tiếp chứng kiến mảng di động của LG ngập trong nợ nần.

Thất bại thảm hại của LG trong mảng di động có thể là do loạt smartphone series G, dòng điện thoại chủ lực mang lại tỷ suất lợi nhuận hầu hết cho LG. Anshul Gupta, giám đốc nghiên cứu của hãng Gartner nói: “Các mẫu điện thoại flagship của LG từ G4 đã liên tục gặp thất bại, suy giảm doanh thu. Dòng sản phẩm chủ lực thất bại, làm suy yếu nhãn hiệu, cạn kiệt nguồn lực và mọi thất bại đều dẫn đến suy giảm trầm trọng tỷ suất lợi nhuận”.

Dù chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) tăng cao trong quý đầu tiên của năm 2016 lên khoảng 1 tỷ USD, nhưng sự thất bại của LG vẫn nằm ở khâu sáng tạo. Ben Stanton, nhà phân tích của Canalys nhận định: “LG đã đưa ra những quyết định kinh doanh kém cỏi và những sáng tạo lầm lạc trên thị trường smartphone đang cạnh tranh khốc liệt. Mẫu điện thoại lắp ghép G5 là một ví dụ điển hình”.

LG G5 được ra mắt vào tháng 02/2016, cố gắng nổi bật nhờ thiết kế dạng module, một mô hình smartphone cho phép người dùng tùy biến các linh kiện, như camera, loa và pin. Tuy nhiên, ý tưởng đột phá của G5 lại là “bom xịt”. Nó là mẫu điện thoại sáng tạo, nhưng thị trường vẫn chưa có sẵn nhiều hỗ trợ đối với điện thoại module. Google đã từng nghĩ về smartphone dạng module, nhưng cuối cùng cũng đã phải dừng dự án.

Thất bại của LG G5 đã gây tổn thương cho công ty. Các nhà mạng, nhà phân phối, bán lẻ đều ngần ngại nhập hàng G5, và luôn lo ngại về việc giải quyết đống hàng tồn kho, vì thế đã làm tăng thêm sự phức tạp và chi phí. Từ đó, chiếc điện thoại module G5 của LG đã phải bán kèm với các gói khuyến mãi, chiết khấu lớn. Điều này chứng tỏ sự thất bại của mục tiêu sáng tạo trong kinh doanh, đồng thời làm giảm tỷ suất lợi nhuận.

LG buộc phải cố gắng làm một cái gì đó khác biệt trên thị trường smartphone Android đầy cạnh tranh. Áp lực khác biệt ngày càng nặng nề. Ken Hong, một đại diện của LG Electronics nói: “Những gì chúng tôi đang trải qua trong mảng di động cũng tương tự như những gì mà hầu hết các đối thủ khác đang đối mặt. Chúng tôi cùng cạnh tranh nhau để giành những khách hàng như nhau, những người dùng đang cảm thấy ngày càng ít có sự khác biệt giữa các nhãn hiệu điện thoại, đặc biệt là với dòng Android. Đây là cuộc cạnh tranh khắc nghiệt ảnh hưởng xấu đến tất cả các nhà sản xuất trên thế giới”.

Cuộc chiến càng khó khăn hơn khi Apple chiếm đến 103% lợi nhuận của ngành công nghiệp smartphone trong Q3/2016, tăng từ mức 90% của cùng kì năm 2015. Vậy là, Apple đang thu về hơn 100% lợi nhuận của cả ngành, cũng có nghĩa là họ đang lấy tiền của những nhãn hiệu thua lỗ, trong đó có LG. Samsung, nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới về thị phần, có thị phần gấp đôi Apple, cũng chỉ thu về 0.9% lợi nhuận, chủ yếu do vụ scandal Galaxy Note 7.

Mặc dù thị trường cạnh tranh khốc liệt, thua lỗ triền miên, nhưng một công ty không phải đơn giản cứ muốn khai tử mảng kinh doanh smartphone của mình là được. LG Display, một trong những nhà sản xuất màn hình lớn nhất thế giới, và LG Innotek, nhà cung cấp module camera độc quyền iPhone 7 Plus, cả 2 đều là chi nhánh của LG Corp. và là những thành phần gắn liền với mảng di động.

Các thiết bị di động của LG rất quan trọng để ứng dụng các linh kiện tự sản xuất, đặc biệt là công nghệ màn hình. Mảng kinh doanh di động và linh kiện của LG đang nằm trong mối quan hệ zic-zac. Vì thế, LG không thể từ bỏ hẳn sản xuất smartphone, mà phải giảm thiểu thua lỗ bằng cách cắt giảm chi phí. Công ty cũng đã tuyên bố tái cơ cấu mảng di động, cắt giảm nhân sự. Nhưng điều này lại khiến sự sống còn của LG trên thị trường smartphone càng khó khăn hơn, các đối thủ liên tục mở rộng và chiếm thị phần, còn LG thì càng bị thu hẹp lại.

Nhìn lại năm 2013, LG là nhà sản xuất smartphone số 4 toàn cầu, xếp sau Samsung, Apple và Huawei, nhưng đến năm 2016, LG đã trượt ra ngoài top 5, nhường chỗ cho những thương hiệu đến từ Trung Quốc: Oppo và Xiaomi.

Dù khó khăn, LG vẫn lạc quan. Ken Hong chia sẻ: “Đây là một cuộc đua marathon, và chúng tôi vẫn lạc quan LG đang đứng vững sau khi nhiều đối thủ đã bị bật ra khỏi cuộc đua”. Dù sao, LG cũng có một lợi thế mà các đối thủ khác không có. LG là một chaebol – một trong những tập đoàn lớn nhất tại Hàn Quốc. Dù mảng di động của hãng bị thua lỗ, nhưng 2 đơn vị khác của LG Electronics có thể kéo lại: mảng giải trí và đồ gia dụng tại gia. 2 mảng này có mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận theo báo cáo là đạt mức cao nhất trong lịch sử.
56Vote
40Vote
31Vote
22Vote
11Vote
3.810
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.