Elon Musk Sẽ Bước Vào Thế Giới Của Kết Nối Não Bộ Con Người Và Máy Tính

04 Tháng Tư 20179:00 CH(Xem: 9543)
Elon Musk Sẽ Bước Vào Thế Giới Của Kết Nối Não Bộ Con Người Và Máy Tính
blank
Kể từ ENIAC, chiếc máy tính điện tử đầu tiên có thể được vận hành bởi một người, bắt đầu hoạt động bộ đếm hồi năm 1946, con người ngày càng tận dụng các cỗ máy tính toán nhiều hơn. Những chiếc máy vi tính tại gia xuất hiện từ những năm 1980, sau đó tiến hóa thành những chiếc laptop, máy tính bỏ túi. Trong phòng thí nghiệm, máy tính đã có thể tích hợp vào răng, hoặc mống mắt. Điểm đến cuối cùng và hợp lý của máy tính sẽ là não bộ.

Điều này ít nhất đang được chứng minh bởi Elon Musk, với startup Neuralink mới trong năm 2017. Các thông tin về Neuralink hiện vẫn còn khá thưa thớt, nhưng căn cứ theo hồ sơ ghi danh thương hiệu, công ty mới của Elon Musk sẽ tập trung hiện thực hóa tham vọng chữa trị các chứng bệnh thần kinh nhờ sự can thiệp của máy tính lên não bộ con người. Elon Musk thường đăng trên Twitter những thông điệp bí ẩn có đề cập đến “neural lace”, một thuật ngữ khoa học viễn tưởng ám chỉ việc tích hợp máy móc vào não bộ.

Theodore Berger thuộc Đại học Nam California ở Los Angeles từng đề xuất cấy ghép não có thể được sử dụng để lưu trữ và lấy lại ký ức. Còn Neural Lace sẽ giúp cấy điện cực nhỏ vào não người để kết nối với máy tính. Con người sẽ có thể upload hay thậm chí download thông tin từ Internet. Khi kết hợp với máy tính, con người có thể có được trình độ cao hơn trí tuệ nhân tạo, lớp "giao diện vỏ não" được cấy bên ngoài vỏ não sẽ giúp khai thác tối đa sức mạnh của trí tuệ nhân tạo mà vẫn có thể kiểm soát chúng.

Sự kết hợp của 2 loại trí tuệ.

Elon Musk lập luận rằng, con người cần phải cấy ghép máy tính vào não bộ để có thể hòa nhập và kiểm soát một thế giới mới, mà theo ông, là thế giới sẽ sớm bị chi phối bởi trí tuệ nhân tạo. Đề xuất tăng cường nhân tạo cho trí thông minh của con người là một phần trong chuỗi phản ứng trước sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI). Nghe có vẻ hoành tráng, nhưng Elon Musk sẽ không đi một mình trên con đường này. Một công ty khác cũng sẽ tham gia, là công ty Kernel.

Nhóm kỹ sư của Kernel hy vọng có thể tạo ra các thiết bị chuyên điều trị những chứng bệnh về thần kinh như đột quỵ và bệnh Alzheimer. Nhưng mục tiêu cuối cùng là có thể sản xuất ra các thiết bị mà ai cũng có thể mua. Kernel được thành lập trong tháng 10/2016 bởi Bryan Johnson với khoảng đầu tư 100 triệu USD, nhằm thực hiện tham vọng “mở khóa bộ não con người là điều quan trọng và hiệu quả nhất trong lịch sử”


Elon Musk và Bryan Johnson thực tế là những tân binh trong một lĩnh vực đã khá cũ. Ca cấy ghép não đầu tiên được thực hiện vào những năm 1970. Sau đó là những ca cấy ghép ốc tai giúp phục hồi thính giác. Với dự án mới của Elon Musk, một số ca bệnh Parkinson có thể được kiểm tra và chữa trị.

Trong một bài đánh giá về lĩnh vực thần kinh học, Polina Anikeeva và các đồng nghiệp của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố rằng, mặc dù Định luật Moore và việc thu nhỏ các thiết bị điện tử đã có thể tạo ra các thiết bị có kích thước nhỏ tới mức có thể chèn chúng nào não, nhưng vẫn còn những thách thức lớn phía trước.

Sự phức tạp của bộ não và giới hạn của khoa học hiện nay là các vấn đề cần được giải quyết nếu muốn tạo ra một giao diện hài hòa giữa bộ não và máy móc. Dù vậy, về nguyên tắc, các công cụ silicon cứng nhắc rất khó dung hợp với các mô mềm sinh học. Cấy ghép thường sẽ lưu lại sẹo, và cuộc giải phẫu để đưa công cụ vào đúng vị trí cũng có nguy cơ của riêng nó.

Nên các cách tiếp cận khác đã được nghiên cứu. Một trong số đó là sử dụng các thiết bị có kích thước cỡ bằng hạt gạo để chuyển đổi các tia năng lượng siêu âm sang dạng điện năng để kích thích các tế bào thần kinh hoặc các mô cơ. Các tia siêu âm truyền xuyên cơ thể có thể được điều khiển và kiểm soát mà không cần đến dây kết nối vật lý. Kỹ thuật này ít xâm lấn hơn so với phương pháp hiện nay. Tuy nhiên, bất kể phương pháp tiếp cận nào cũng phải đối mặt với cơ chế đàng sau sự tương quan tự nhiên của phần mềm – cách mà não bộ mã hóa thông tin. Chúng cần phải được đào tào, thay vì chỉ dẫn. Bởi các chỉ dẫn sẽ chỉ có hiệu quả khi các tín hiệu não được hiểu đúng.

Hiện chưa rõ các tuyến công nghệ mà Musk và Johnson sẽ phát triển, dù gần đây Kernel đã mua lại Research Systems – công ty chuyên sản xuất các thiết bị sử dụng ánh sáng hơn điện năng để kích thích não bộ. Và cả 2 đều chia sẻ chung tiền đề cơ bản  - các mục đích y tế có thể dẫn đến nhiều ứng dụng phục vụ khách hàng hơn.

Đối với Elon Musk, Neuralink là tham vọng số 5, bên cạnh Tesla (xe điện), SpaceX (tên lửa), Boring Company (đường hầm), và Hyperloop (tàu chân không).
511Vote
41Vote
30Vote
20Vote
11Vote
4.613
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.