Vì Sao Apple Muốn Ngăn Cấm Người Dùng Tự Sửa Chữa iPhone

22 Tháng Năm 20179:00 CH(Xem: 7114)
Vì Sao Apple Muốn Ngăn Cấm Người Dùng Tự Sửa Chữa iPhone
blank
Trong thời gian qua, Apple đã và đang tích cực ngăn chặn việc thông qua dự luật về quyền được sửa chữa công bằng, nhưng liệu động lực thúc đẩy phía sau có phải vì quyền lợi người dùng như công ty vẫn luôn khẳng định?

Người dùng luôn muốn sửa chữa chiếc smartphone nhanh nhất có thể vì thói quen phụ thuộc vào thiết bị điện tử. Rất ít người quyết định tới đúng trung tâm ủy quyền của nhà sản xuất trong khi có cửa hàng điện thoại gần nhà. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ của người dùng, còn những công ty kinh doanh sẽ nghĩ khác. Nếu việc sửa chữa smartphone mang về nhiều lợi nhuận, chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách triệt hạ hoặc giảm đi tính cạnh tranh trên thị trường.

Trường hợp của Apple cũng tương tự. Công ty đang nỗ lực vận động hành lang để chống lại dự luật của tiểu bang New York, vốn yêu cầu các công ty điện tử phải cung cấp đầy đủ thông tin để giúp khách hàng và bên thứ ba dễ dàng sửa chữa điện thoại. Dự luật có tên “Quyền công bằng về sửa chữa”, mang mục đích đòi hỏi nhà sản xuất không được độc quyền sửa chữa thiết bị, thay vào đó họ phải chia sẻ thông tin về các lỗi, cách chẩn đoán, cách sửa điện thoại và phải sản xuất linh kiện đi kèm.

Nếu dự luật được thông qua, Apple buộc sẽ phải cung cấp đầy đủ những phương thức cần thiết để có thể can thiệp vào phần cứng iPhone. Đặc biệt, Apple sẽ không được dùng phần mềm khóa tính năng gây khó trong quá trình sửa chữa thiết bị.

Apple và các công ty khác như Verizon, Toyota, Johnson & Johnson và một số tổ chức thương mại khác, đang liên minh để phản đối cơ quan lập pháp tiểu bang New York thông qua dự luật. Theo trang Motherboard, Apple sẽ làm điều tương tự tại 11 tiểu bang khác. Đây là lần đầu tiên công ty ký vào đơn công khai chống lại dự luật “Fair Repair Act”.

Apple đang có nguồn lợi rất lớn từ chính sách hiện nay. Người dùng Mỹ đã chi 4 tỷ USD để sửa điện thoại vào năm 2015. Trong khi đó, Apple phát hành gói bảo hiểm AppleCare+ khuyến khích người dùng sửa thiết bị tại các trung tâm ủy quyền. Không rõ mức chi phí thực sự, nhưng Apple Services đã thu về tổng cộng 7.04 tỷ USD vào năm 2016. Rõ ràng, lợi nhuận là điều mà hãng không dễ dàng chia sẻ cho bên thứ ba.

Các thế hệ iPhone càng ngày càng khó thay thế phần cứng hơn, chẳng hạn như nút Home trên iPhone 7. Nhiều người cho rằng đó là hành động vi phạm luật chống độc quyền, còn Apple đưa lý do là cần bảo vệ tính bảo mật thông tin cho người dùng do cảm biến Touch ID chứa dữ liệu quan trọng.
517Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
517
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.