Hàng Loạt Các Scandal Đang Phá Hoại Uy Tín Của các Thương Hiệu Nhật Bản

15 Tháng Mười 201711:00 CH(Xem: 7952)
Hàng Loạt Các Scandal Đang Phá Hoại Uy Tín Của các Thương Hiệu Nhật Bản
Hàng Loạt Các Scandal Đang Phá Hoại Uy Tín Của các Thương Hiệu Nhật Bản

Từ lâu, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ bởi tính kỷ luật và cạnh tranh cao độ, từ cuộc cách mạng công nghệ trong sản xuất đến văn hóa làm việc nghiêm túc của tập thể lãnh đạo công nhân viên. Tuy nhiên, cũng tương tự như nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, việc xây dựng danh tiếng cần rất nhiều thời gian nhưng để phá hủy chúng thì rất nhanh.

 

Tháng 10/2017, hàng loạt các công ty đang phải đau đầu khi hãng Kobe Steel, chuyên cung cấp thép và nguyên vật liệu cho sản xuất xe hơi, máy bay hay tàu cao tốc... đã thừa nhận làm giả số liệu chất lượng của sản phẩm Aluminum và đồng mà hãng đã cung cấp.

 

Cũng trong tháng 10/2017, hãng xe Nissan đã phải thu hồi hơn 1 triệu sản phẩm sau khi các nhà chức trách từ chối công nhận tiêu chuẩn đo lường chất lượng của hãng. Trong khi đó, hãng sản xuất túi khí xe hơi đã phá sản Takata của Nhật tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình, khiến hàng loạt chiếc xe tiếp tục bị thu hồi do các nhà điều tra kết luận rằng dù với tiêu chuẩn đo lường chất lượng mới, những túi khí của hãng vẫn có thể phát nổ khi xe gặp tai nạn.

 

Công ty Aberdeen Investment Management ở Tokyo cho rằng những vụ việc về tiêu chuẩn chất lượng là điều bình thường với các công ty trên thế giới, và việc truyền thông nhấn mạnh những sai phạm ở Nhật Bản là hành vi thiếu công bằng.

 

Kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nắm quyền vào năm 2012, chính phủ Nhật Bản đã tăng cường các biện pháp quản lý với giới doanh nghiệp, nhưng chủ yếu tập trung vào nâng cao lợi nhuận cho họ, nhằm thúc đẩy kinh tế hơn là quan tâm đến chất lượng, môi trường làm việc của lao động… Tỷ lệ chi trả cổ tức và việc mua lại cổ phiếu của công ty Nhật đã tăng lên, nhưng những vụ tự tử do làm việc quá sức, sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng tăng theo đó.

 

Trong khoảng 5 năm kể từ vụ bê bối kế toán 1.7 tỷ USD của hãng sản xuất thiết bị y tế Olympus Corp vào năm 2011, số vụ vi phạm sổ sách kế toán của các công ty niêm yết ở Nhật đã tăng qua từng năm. Tính trong 12 tháng cho đến tháng 03/2016, số liệu của Tokyo Shoko Research đã ghi nhận 58 vụ vi phạm nguyên tắc kế toán, mức cao kỷ lục ở một quốc gia trọng kỷ luật như Nhật Bản. Điển hình trong số đó là vụ vi phạm sổ sách kế toán của tập đoàn Toshiba gây nên khoản phạt 7.4 tỷ Yên (khoảng 66 triệu USD) vào tháng 12/2015. Vụ việc liên quan đến 3 vị chủ tịch của hãng, gây ra khoản lỗ kỷ lục, buộc công ty phải sa thải nhân công và bán lại mảng thiết bị bán dẫn.

 

Một số hãng đầu tư như Wisdom Tree Japan, cho rằng những vụ việc lớn đã chứng tỏ sự sát sao và nghiêm túc của chính phủ với tiêu chuẩn chất lượng và hoạt động kinh doanh tại Nhật, vì những vấn như sai lầm sổ sách kế toán hay chất lượng tại Mỹ diễn ra thường xuyên và không được giới truyền thông để ý nhiều. Trong khi đó, những người phản đối cho rằng thương hiệu và chất lượng Nhật Bản đã được xây dựng qua nhiều năm, và những bê bối có thể phá hủy chúng vô cùng nhanh chóng. Hãng BDTI của Nhật cho rằng các doanh nghiệp xây dựng thành công dựa trên chất lượng sẽ chịu thiệt hại nặng nề do bị ảnh hưởng uy tín.

 

Những vụ việc gây chấn động thế giới về chất lượng của Nhật Bản đã gia tăng trong vòng 10 năm trở lại vì những chính sách ngày càng chặt chẽ của chính phủ. Hồi năm 2006, Nhật Bản thông qua đạo luật cấm các công ty sa thải những nhân viên tố cáo hành vi sai trái trong nội bộ. Ngoài ra, các nguồn thông tin hiện chủ yếu được mã hóa và có thể dễ dàng gửi cho các cơ quan chức năng qua Internet.

 

Kobe Steel cho biết đang điều tra nội bộ nguyên nhân của vụ việc, nhưng hình ảnh công ty đã bị ảnh hưởng lớn. Giá cổ phiếu của Kobe đã giảm 17% trong ngày 11/10/2017, mức giảm 2 phiên mạnh nhất kể từ năm 1974. Thậm chí, hãng Tachibana Securities nhận định Kobe sẽ phải tốn rất nhiều chi phí bồi thường nếu buộc phải thu hồi các sản phẩm sau đó do không đảm bảo chất lượng.

 

Vụ scandal của Kobe có liên quan đến 4 nhà máy sản xuất ở Nhật Bản trong khoảng tháng 09/2016 - 08/2017 với 19,300 tấn aluminum cuộn nóng, 19,400 thỏi aluminum và 2,200 tấn đồng.

 

Aluminum vốn là vật liệu được sử dụng rộng rãi cho sản xuất xe hơi, tàu cao tốc và máy bay nhờ có trọng lượng nhẹ nhưng bền chắc. Hiện Kobe chưa công bố danh sách khách hàng đã mua sản phẩm của hãng, nhưng thương hiệu Kobe là nhà cung cấp nổi tiếng cho nhiều công ty lớn trên thế giới.

 

Các hãng xe Toyota, Nissan và Honda đều cho biết sử dụng sản phẩm của Kobe cho cửa và trần xe hơi, còn hãng Subaru dùng cho sản xuất phần cánh máy bay của Boeing. Phía Mitsubishi Heavy Industries cũng thừa nhận có sử dụng sản phẩm của Kobe trong việc chế tạo các thành phần máy bay. Mazda Motor cũng thừa nhận có sử dụng sản phẩm của Kobe.

 

Theo Bloomberg Intelligence, tác động lớn nhất của vụ scandal là hình ảnh thương hiệu Nhật Bản. Chúng mang một thông điệp rằng sản phẩm Nhật có thể không hoàn toàn hoàn hảo, và đây là cơ hội cho những nhà sản xuất từ nước khác. Dù Nhật Bản đã từ bỏ vị trí dẫn đầu trong mảng sản xuất TV, điện thoại và máy tính, nhưng chất lượng các dòng sản phẩm máy móc, máy ảnh, màn hình cảm ứng, hóa chất… của Nhật vẫn đứng đầu thế giới. Nhờ chất lượng tốt, hàng hóa của Nhật Bản vẫn có chỗ đứng trên thị trường quốc tế bất chấp sức cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ khác.

 

Phía Kobe cho biết hiện chưa có khách hàng nào phản hồi về sản phẩm liên quan đến chất lượng, nhưng vụ việc đã gây ra ảnh hưởng lớn đến thương hiệu của doanh nghiệp.

55Vote
40Vote
37Vote
20Vote
10Vote
3.812
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.