Ransomware DoubleLocker Có Khả Năng Mã Hóa Điện Thoại Android Chưa Root

17 Tháng Mười 20179:00 CH(Xem: 5643)
Ransomware DoubleLocker Có Khả Năng Mã Hóa Điện Thoại Android Chưa Root
Ransomware DoubleLocker Có Khả Năng Mã Hóa Điện Thoại Android Chưa Root

Khoảng giữa tháng 10/2017, các nhà nghiên cứu tại công ty bảo mật an ninh mạng ESET đã phát hiện ra DoubleLocker, một loại ransomware có khả năng tấn công vào các điện thoại Android chưa root. Tương tự như một số phần mềm tống tiền trên PC, DoubleLocker mã hóa toàn bộ dữ liệu trên thiết bị bị lây nhiễm sau đó tự động thay đổi mã PIN để người dùng không thể truy cập được vào thiết bị, trừ khi chịu đồng ý trả tiền chuộc.

 

DoubleLocker là mối nguy hiểm tới mọi thiết bị Android, đặc biệt đáng lo ngại vì nó không yêu cầu thiết bị phải được root. Ngoài ra, nó có khả năng ngay lập tức khóa mọi quyền truy cập vào điện thoại của người dùng. Các nhà nghiên cứu tại ESET cho biết đây là lần đầu tiên xuất hiện trên nền tảng Android một loại malware kết hợp cả mã hóa dữ liệu và thay đổi mã PIN. Phần mềm độc được phát tán qua các trang tải Adobe Flash Player giả mạo, hoặc qua các trang web bị hack trước đó và tự động cài đặt ngay khi người dùng cho phép quyền truy cập “Google Play Service”.

 

Malware sẽ tự cài đặt bản thân lên thiết bị với danh nghĩa Android launcher, và tạo ra một shortcut tự động kích hoạt ngay khi người dùng bấm nút Home. Một dấu hiệu để nhận ra khi các tệp tin đã bị mã hóa là đuôi định dạng “.cryeye” ở cuối tên tệp tin.

 

DoubleLocker thậm chí còn tự động thay đổi mã PIN thiết bị thành một dãy số hoàn toàn ngẫu nhiên và không được gửi tới hacker. Tuy nhiên, vì không có đầu mối nên việc tìm và khôi phục được mã PIN có thể xem như là không thể. Hacker có thể reset mã PIN từ xa cho nạn nhân ngay khi nhận được tiền chuộc.

 

Người dùng nếu bị nhiễm DoubleLocker có tối đa 24 giờ để trả một khoản tiền chuộc là 0.0130 Bitcoin, tương đương 73.38 USD để giải mã dữ liệu. Các nhà nghiên cứu cho biết, toàn bộ dữ liệu của người dùng vẫn sẽ còn nguyên ngay cả khi quyết định không trả tiền chuộc. Nhưng ransomware vẫn sẽ khóa máy, và nếu không có mã PIN để mở điện thoại, người dùng không còn cách nào khác ngoài thực hiện Factory Reset và xóa sạch toàn bộ dữ liệu trong máy để có thể quay trở lại dùng thiết bị.

 

Tuy nhiên, theo WeLiveSecurity, nếu điện thoại đã root và đang ở chế độ debug trước khi nhiễm DoubleLocker, người dùng có thể vượt qua mã tạo PIN ngẫu nhiên của malware mà không cần phải factory reset. Nếu đáp ứng đủ cả hai yêu cầu, người dùng có thể truy cập vào điện thoại với Android Debug Bridge và chuyển máy về chế độ an toàn “safe mode” để tắt các quyền admin và loại bỏ malware. Dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyên người dùng thực hiện xóa sạch toàn bộ dữ liệu trên điện thoại để chắc chắn rằng đã loại bỏ hoàn toàn phần mềm tống tiền.

 

Hồi năm 2012, Adobe loại bỏ Flash khỏi kho ứng dụng Play Store, chính thức dừng phát triển Flash cho nền tảng di động. Flash đã đóng vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của website tương tác trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, nhưng hiện nó đã không còn tác động tới hệ sinh thái di động. Cố CEO Apple Steve Jobs đã từng công khai chỉ trích Flash là một phần mềm “ngốn pin như uống nước” và mang quá nhiều lỗ hổng bảo mật nguy hiểm.

 

Dù không còn có tác dụng gì trên các thiết bị di động, và hầu hết các nhà phát triển đều đã chuyển sang nền tảng HTML 5 nhanh và an toàn hơn, nhưng DoubleLocker vẫn gióng lên một hồi chuông cảnh báo người dùng Android. Và hiện vẫn còn rất nhiều người dùng chưa chú ý đến những mối nguy hại khi cài đặt Flash.

514Vote
43Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.817
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.