Mô Phỏng Cánh Bướm Giúp Tăng Gấp Đôi Công Suất Pin Mặt Trời

23 Tháng Mười 20178:00 CH(Xem: 6075)
Mô Phỏng Cánh Bướm Giúp Tăng Gấp Đôi Công Suất Pin Mặt Trời

Mô Phỏng Cánh Bướm Giúp Tăng Gấp Đôi Công Suất Pin Mặt Trời
Khoảng cuối tháng 10/2017, các nhà khoa học đã sáng chế ra một loại tế bào quang điện hấp thu ánh sáng với hiệu năng gấp đôi lấy cảm hứng từ cánh bướm. Công nghệ mới hứa hẹn sẽ giúp cải tiến pin năng lượng mặt trời trong tương lai.

 

Trước đây, tế bào quang điện dùng trong các pin mặt trời luôn luôn là loại tế bào dày, được đặt cố định ở một góc để hấp thu ánh sáng mặt trời nhiều nhất có thể vào ban ngày. Loại tế bào mỏng tính theo kích cỡ nnm sáng hơn, nhẹ hơn tế bào dày, cũng có nhiều tiềm năng nhưng hiệu năng kém hơn nên chỉ được dùng trong đồng hồ và máy tính.

 

Theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Advances, cấu trúc của đôi cánh bướm màu đen đã được các nhà nghiên cứu mô phỏng để tạo ra các tế bào quang điện mỏng có hiệu năng cao hơn. Loại tế bào mỏng mới rất dễ sản xuất và vượt trội hơn các loại cũ ở chỗ có thể hấp thu tốt ánh sáng mặt trời từ mọi góc độ.

 

Theo đó, nhóm nghiên cứu của kỹ sư sinh học Radwanul Siddique từ các học viện công nghệ California (Caltech) và Kalsruh (KIT) đã xây dựng một mô hình 3D cấu trúc nano của cánh bướm khi quan sát dưới kính hiển vi electron.

 

Trong mô hình, cánh bướm gồm nhiều lỗ tí hon, nhỏ hơn 1 phần triệu mét, được sắp xếp ngẫu nhiên giúp bướm hấp thu nhiệt và phát xạ ánh sáng. Các lỗ được xếp ngẫu nhiên về các yếu tố kích cỡ, sự phân phối, hình dạng. Các mô hình vi tính cho thấy vị trí và trật tự mới là các yếu tố quan trọng để các lỗ hấp thu ánh sáng. Sau đó, các chuyên gia sẽ ứng dụng cấu trúc nano để chế tạo tấm silicon hình dạng không cố định được hydro hóa với mục đích tạo các lỗ cùng loại với lỗ nhỏ trên cánh bướm. Thiết kế mới sẽ giúp các tấm silicon hấp thu ánh sáng gấp đôi các mẫu cũ.

 

Kết cấu các pin mặt trời loại mới khá đơn giản về mặt kỹ thuật, việc chế tạo chúng chỉ mất khoảng 5 đến 10 phút. Các lỗ được tạo ra bằng cách loại bỏ các bit của một hỗn hợp polymer nhị phân không hòa tan trong loại polymer dùng làm tấm silicon. Ưu điểm vượt trội của pin mặt trời mới sử dụng kỹ thuật của Siddique là sản sinh năng lượng trong cả ngày, chứ không chỉ vài giờ như hầu hết pin mặt trời hiện nay.

 

Theo giáo sư Mathias Kolle đến từ học viện công nghệ Massachusetts (MIT), sáng kiến là một cách tiếp cận xuất sắc khi nhìn ra được những khái niệm sinh lý học cơ sở và sao chép chúng trong một cấu trúc có cơ chế vật lý tương tự cánh bướm dù không giống lắm về hình dáng.

 

Nghiên cứu mới là một phần trong luận văn tiến sĩ của Siddique tại Đức và một số thành viên trong phòng thí nghiệm cũ của Mathias Kolle ở đó đã tìm được tài trợ để tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên tế bào quan điện và đèn LED dùng năng lượng mặt trời.

 

Loài bướm được các chuyên gia chọn sao chép công nghệ là loài bướm phượng thân hồng phổ biến ở một số nước Châu Á như Ấn Độ, phía Bắc Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Philipinnes và Việt Nam. Bướm phượng thân hồng có tên khoa học là Pachliopta aristolochiae, là một loài bướm đen với đầu đỏ, thân đỏ sẫm và đuôi hình thìa. Tên bướm được đặt theo mầu hồng của cánh. Đó cũng là lý do vì sao các nhà nghiên cứu phương Tây gọi đây là bướm hoa hồng (rose butterfly).

 

Bướm phượng thân hồng là sinh vật máu lạnh, cần nhiều ánh sáng mặt trời để bay nên đôi cánh màu đen đã tiến hóa để hấp thu tốt nhất có thể năng lượng mặt trời trong những thời kỳ lạnh giá. Các cấu trúc phức tạp đã tiến hóa của bướm phượng thân hồng là kết quả của sự chọn lọc qua hàng triệu năm và vẫn vượt trội hơn công nghệ hiện đại của con người.

 

Trước đó cũng đã có một công trình tương tự là nghiên cứu chế tạo thành công cấu trúc nano mô phỏng loài bướm xanh Peru của các nhà khoa học Đại học Quốc gia Úc (ANU) vào tháng 05/2017. Khám phá mới được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: năng lượng mặt trời, kiến trúc, công nghệ tàng hình.

511Vote
40Vote
32Vote
20Vote
10Vote
4.713
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.