Hệ Thống Không Dây Mới Có Thể Điều Khiển Các Thiết Bị Cấy Ghép Bên Trong Cơ Thể

13 Tháng Sáu 20181:25 SA(Xem: 5571)
Hệ Thống Không Dây Mới Có Thể Điều Khiển Các Thiết Bị Cấy Ghép Bên Trong Cơ Thể
Hệ Thống Không Dây Mới Có Thể Điều Khiển Các Thiết Bị Cấy Ghép Bên Trong Cơ Thể

Hạn chế lớn nhất của các thiết bị điện tử cấy ghép vào cơ thể bệnh nhân hiện nay là vấn đề năng lượng. Thông thường, các thiết bị cấy ghép sẽ được gắn sẵn 1 viên pin, hoặc phải kết nối dây ra ngoài cơ thể để cung cấp năng lượng, đi kèm nguy cơ như nhiễm trùng hay phải thay thế thiết bị khi hết pin. Khoảng giữa tháng 06/2018, các nhà khoa học tại MIT đang phát triển 1 hệ thống truyền năng lượng không dây qua sóng radio để xử lý vấn đề.

 

Theo đó, hệ thống sử dụng tần số radio mới được truyền qua ăng-ten đặt bên ngoài cơ thể để truyền năng lượng cho 1 vật thể ở xa nhất trong vòng 1 mét và sâu khoảng 10 cm phía dưới bề mặt cơ thể bệnh nhân. Trong thử nghiệm, thiết bị được truyền năng lượng có kích cỡ chỉ bằng 1 hạt gạo, nhưng các nhà nghiên cứu tin sẽ có thể thu nhỏ kích cỡ hơn, vì thiết bị không cần có khoang để chứa pin như các thiết bị khác. Nhóm nghiên cứu kỳ vọng sẽ thiết lập được hệ thống truyền năng lượng cho các dạng cảm biến cần cấy ghép và các hệ thống quản lý truyền thuốc, chẳng hạn như kiểu viên nhộng thông minh hay kiểm soát phóng thích thuốc trong cơ thể.

 

Để xử lý việc phát năng lượng của sóng radio, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loạt các ăng-ten phát ra sóng vô tuyến ở các tần số khác nhau, rồi kết hợp các bước sóng lại và sắp xếp chúng chồng chéo theo thứ tự riêng, đủ để tạo ra năng lượng để cấp cho thiết bị. Khi hoàn thiện, công nghệ mới hứa hẹn sẽ giúp rất nhiều cho việc hỗ trợ người bệnh có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt hơn.

 

52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.