Microsoft Kêu Gọi Cần Kiểm Soát Công Nghệ Nhận Diện Gương Mặt

16 Tháng Bảy 20181:59 SA(Xem: 3799)
Microsoft Kêu Gọi Cần Kiểm Soát Công Nghệ Nhận Diện Gương Mặt
Microsoft Kêu Gọi Cần Kiểm Soát Công Nghệ Nhận Diện Gương Mặt

Khoảng giữa tháng 07/2018, Brad Smith, Chủ tịch của tập đoàn Microsoft, cảnh báo nguy cơ những bằng chứng không chính xác từ công nghệ nhận diện gương mặt được các nhà chức trách sử dụng cho quá trình theo dõi, điều tra và bắt giữ cá nhân.

 

Trong một bài blog được đăng tải trên website của Microsoft, Brad Smith đã kêu gọi việc thiết lập một ủy ban chuyên gia có đại diện của lưỡng viện để nghiên cứu việc kiểm soát công nghệ nhận diện gương mặt tại Mỹ, cũng như xây dựng các chính sách và quy định quản lý sử dụng công nghệ hợp pháp.

 

Brad Smith cho biết: “Kiểm soát của chính phủ là vô cùng quan trọng trong bối cảnh ảnh hưởng xã hội phân nhánh và nguy cơ bị lạm dụng của công nghệ nhận diện gương mặt. Nếu không có cách thức tiếp cận cẩn trọng, các cơ quan chính phủ có thể sẽ dựa vào các kết quả công nghệ có lỗi hoặc thiên lệch để quyết định xử lý tội phạm”

 

Microsoft là công ty công nghệ lớn đầu tiên đưa ra những cảnh báo nghiêm túc về một trong những công nghệ hấp dẫn nhất hiện nay. Vào tháng 05/2018, nhiều nhóm tự do dân chủ đã kiến nghị Amazon dừng cung cấp dịch vụ nhận diện gương mặt cho các cơ quan chính phủ, với lý do phần mềm có thể được sử dụng thiếu công bằng cho các nhóm đối tượng da màu và người nhập cư.

 

Một số ứng dụng của công nghệ nhận diện gương mặt được cho là khá tích cực và đem lại lợi ích to lớn như tìm kiếm người mất tích hoặc truy lùng phần tử khủng bố, cũng có không ít những ứng dụng khác bị coi là xâm phạm tới quyền riêng tư cá nhân và không có sự đồng thuận của người có liên quan. Chủ tịch Microsoft cho rằng sự cần thiết của động thái từ chính phủ không hề miễn trừ các công ty công nghệ khỏi trách nhiệm đạo đức của họ.

 

Microsoft cung cấp công nghệ nhận diện gương mặt cho một số đối tác, và trong một số trường hợp đã từ chối yêu cầu của khách hàng để triển khai công nghệ trong tình huống có liên quan tới quyền con người. Đây chính là vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi tách biệt phát triển công nghệ và sử dụng cơ sở hạ tầng lớn hơn bởi bên thứ ba triển khai công nghệ.

53Vote
41Vote
31Vote
20Vote
11Vote
3.86
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.