Máy Bay Malaysia Airlines Đáp Khẩn Cấp Tại Úc, 226 Người Thoát Chết

02 Tháng Tám 201812:00 SA(Xem: 5920)
Máy Bay Malaysia Airlines Đáp Khẩn Cấp Tại Úc, 226 Người Thoát Chết
Máy Bay Malaysia Airlines Đáp Khẩn Cấp Tại Úc, 226 Người Thoát Chết

Khoảng cuối tháng 07/2018, Malaysia Airlines tiếp tục gặp vận đen khi chuyến bay MH134 có lộ trình từ Brisbane, Úc, bay đến Kuala Lumpur, Malaysia, đã gặp trục trặc kỹ thuật và buộc phải quay đầu hạ cánh khẩn cấp tại sân bay quốc tế Brisbane.

 

Văn phòng an toàn vận tải Úc ATSB đã nhanh chóng vào cuộc và kết quả: các ống pitot những chiếc ống gắn ngoài máy bay – có chức năng đo vận tốc dòng khí từ đó cung cấp thông số về vận tốc của máy bay và độ cao – đã hoạt động không chính xác, nguyên nhân là trong quá trình bảo dưỡng, các kỹ thuật viên đã quên tháo các ống che bảo vệ ống pitot và thậm chí trước khi cất cánh vẫn không ai kiểm tra các ống pitot. Cả 4 ống pitot đều bị bịt kín, luồng khí bên ngoài không thể lọt vào các ống pitot, từ đó không có dữ liệu nạp vào máy tính để đưa ra thông tin về tốc độ lẫn độ cao.

 

Được biết, công ty cung cấp dịch vụ mặt đất cho Malaysia Airlines tại Úc là Aircraft Maintenance Services Australia. Theo James Nixon, cựu phi công Airbus A380, cho rằng cả Aircraft Maintenance Services Australia và Malaysia Airlines sẽ phải chịu trách nhiệm trước vụ việc. Aircraft Maintenance Services Australia đã có thiếu sót trong quy trình bảo trì – quên tháo các ống bảo vệ pitot sau khi hoàn tất bảo trì – và đội bay của Malaysia Airlines cũng thiếu sót khi không thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm tra bên ngoài máy bay trước khi bay.

 

James Nixon cho biết: “Kỹ sư thuộc đội bay sẽ phải tiến hành đi một vòng lần cuối quanh chiếc máy bay sau khi các cửa máy bay đã đóng, sau khi tất cả các phương tiện hỗ trợ dịch vụ mặt đất (xe thang, xe chở hành lý …) đã rời đi để đảm bảo rằng chiếc máy bay đủ điều kiện bay, không có phương tiện nào có nguy cơ va phải máy bay và đặc biệt là không có bất cứ thẻ cảnh báo 'remove before flight' nào còn treo bên ngoài máy bay”

 

Đã từng có tiền lệ trong quá khứ!

 

Một sai lầm tương tự đã gây ra tấn thảm kịch của Aeroperu Flight 603 năm 1996 làm 70 người thiệt mạng. Ngày 02/10/1996, chiếc Boeing 757-23A của Aeroperú chở 180 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn theo lộ trình từ sân bay quốc tế Miami, Florida đến sân bay quốc tế Comodoro Arturo Merino Benítez, Santiago, Chile. Giữa hành trình, chiếc Boeing 757-23A dừng tại sân bay Lima, Peru, 119 hành khách rời máy bay trong khi 61 hành khách còn lại cùng phi hành đoàn được chuyển sang một chiếc 757-23A khác, tiếp tục hành trình đến Chile. Chiếc Boeing 757-23A vừa mới được bảo dưỡng xong.

 

Giữa đêm ngày 02/10/1996, không lâu sau khi cất cánh, các phi công phát hiện ra toàn bộ các khí cụ bay cơ bản đều hoạt động sai lệch khiến máy tính phát một loạt các thông điệp khẩn cấp liên quan đến tốc độ, độ cao, khi thì báo bay quá nhanh, lúc lại báo quá chậm. Các phi công lập tức phát tín hiệu khẩn cấp và xin quay lại sân bay Lima.

 

Đối mặt với những thông số sai lệch cùng với hàng loạt các cảnh báo an toàn từ máy tính trên máy bay, có đúng có sai, các phi công tin rằng họ vẫn ở độ cao an toàn và quyết định hạ độ cao để tiếp cận đường băng tại sân bay Lima. Do bay giữa đêm trời tối mịt, xung quanh là biển nên họ không có tầm nhìn tham chiếu với địa hình để ước lượng độ cao cũng như tốc độ. Kết quả các phi công không thể kiểm soát chính xác tốc độ và tốc độ giảm độ cao (tốc độ rơi), chiếc 757 rơi vào tình trạng mất lực nâng nhiều lần và mất độ cao.

 

ATC tại Lima đã điều một chiếc Boeing 707 lên tiếp cận chiếc 757 để hướng dẫn chiếc máy bay đen đủi hạ cánh, nhưng trước khi chiếc 707 cất cánh, chiếc 757 đã lao xuống biển, 70 người trên máy bay thiệt mạng.

 

Uỷ ban Điều tra Tai nạn CAI thuộc Cục Quản lý Vận tải Hàng không DGAT Peru đã kết hợp với Uỷ ban An toàn Vận tải Quốc gia Mỹ NTSB điều tra vụ tai nạn của Aeroperú 603. Kết quả cuối cùng được công bố: toàn bộ hệ thống lỗ tĩnh áp và pitot đã bị bịt kín bằng băng dính, hay chính xác hơn là đội ngũ bảo trì của Aeroperú đã quên tháo ra sau khi làm vệ sinh và bảo dưỡng chiếc máy bay. Do bị bịt kín nên các ống pitot không thể cung cấp thông số chính xác về áp suất và chuyển động của dòng khí, từ đó máy tính nhận được dữ liệu khí động học sai lệch.

 

Một phần nguyên nhân khác nằm ở thiết kế của Boeing 757, khi chiếc máy bay và thủ tục bảo trì đi kèm lại yêu cầu sử dụng băng dính để bảo vệ các ống pitot và lỗ tính áp, thay vì dùng các dụng cụ chuyên biệt, thường có thiết kế sáng màu và có thẻ 'Remove before flight' để bao bọc các thành phần trọng yếu trên máy bay.

595Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
595
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.