Ánh Sáng Mặt Trời Sẽ Làm Giảm Lượng Vi Khuẩn Có Trong Nhà

20 Tháng Mười Một 201812:18 SA(Xem: 8023)
Ánh Sáng Mặt Trời Sẽ Làm Giảm Lượng Vi Khuẩn Có Trong Nhà
Ánh Sáng Mặt Trời Sẽ Làm Giảm Lượng Vi Khuẩn Có Trong Nhà

Khoảng giữa tháng 11/2018, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Microbiome, nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Oregon đã kết luận rằng những nơi trong nhà tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời có khả năng chứa ít vi khuẩn hơn những nơi tối tăm.

 

Họ không đánh giá sự khác nhau của tác động ánh sáng với những loại vi khuẩn có hại hay vô hại. Mối quan tâm chủ yếu của cuộc nghiên cứu là đánh giá các loại vi khuẩn có sự phát triển mạnh mẽ trong môi trường khô và bụi, trừ các loại có trong các góc ẩm và các khe nứt. Các tác giả tin rằng kết quả nghiên cứu sẽ góp 1 phần xây dựng thiết kế an toàn cho nhà cửa, nơi làm việc và bệnh viện.

 

Nhóm nghiên cứu viết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy lượng bụi tiếp xúc với ánh sáng ban ngày chứa các loại vi khuẩn tương tự với vi khuẩn ngoài trời, không có sự tương đương với các chủng vi khuẩn sống ở da, ruột người, hay dưới đất. Tác động diệt khuẩn của ánh sáng Mặt Trời qua cửa sổ có thể tương đương với những tác đồng diệt khuẩn bằng tia cực tím.”

 

Để thử nghiệm các chủng vi khuẩn xuất hiện thực tế trong nhà, nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu bụi từ tất cả các phòng của 7 ngôi nhà ở thành phố Eugene, Oregon. Các mẫu được trộn với nhau rồi chia lên 9 tấm kính, đặt vào 9 thùng container có thiết kế giống những phòng khách điển hình thu nhỏ. Mỗi thùng có một cửa sổ được làm bằng 1 trong 3 vật liệu: loại kính chặn hầu hết các bức xạ UVA và UVB nhưng cho ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại đi qua – đây là loại kính cửa sổ thương mại; loại kính chặn hầu hết ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại nhưng cho tia UVA và UVB đi qua; hoặc một tấm nhôm mờ. Nhiệt độ của các phòng khách thu nhỏ này duy trì từ 18.2 đến 22.3 độ C và độ ẩm được giữ ở mức từ 23 đến 64%. Tấm kính chứa bụi được đặt hướng về phía Nam, nơi không có vật cản ánh sáng.

 

Sau 90 ngày phơi sáng, lượng vi khuẩn đã giảm đi một cách đáng kể ở vị trí có ánh sáng và tia UV chiếu tới. Các loại vi khuẩn ở nơi có ánh sáng chiếu tới tương tự với các loại vi khuẩn sống ngoài trời. Trong khi đó, những nơi không có ánh sáng chiếu tới chỉ có khoảng 25% chủng vi khuẩn ngoài trời. Cả 3 cộng đồng vi khuẩn đều chỉ có khoảng 15% đến 25% loài vi khuẩn ký sinh trên da người.

 

Đúng như dự đoán, với sự đa dạng của cộng đồng vi khuẩn, dù ánh sáng ban ngày làm giảm đáng kể các chủng vi khuẩn phổ biến trong nhà, nhưng một số loại vi khuẩn hiếm gặp đã tăng sinh trong quá trình nghiên cứu. Các tác giả giải thích rằng có thể do sự tiêu diệt các loại vi khuẩn phổ biến đã nhường chỗ cho các loại vi khuẩn khác có khả năng sinh tồn trong ánh sáng.

52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.