Các Nhà Khoa Học MIT Sử Dụng Virus Sinh Học Để Tạo Ra Những Cỗ Máy Tính Chạy Nhanh Hơn

14 Tháng Mười Hai 201812:00 SA(Xem: 4019)
Các Nhà Khoa Học MIT Sử Dụng Virus Sinh Học Để Tạo Ra Những Cỗ Máy Tính Chạy Nhanh Hơn
Các Nhà Khoa Học MIT Sử Dụng Virus Sinh Học Để Tạo Ra Những Cỗ Máy Tính Chạy Nhanh Hơn

Khi máy tính của quý vị lưu trữ dữ liệu, nó phải tạm dừng vài mili giây để thông tin di chuyển từ phần cứng này sang phần cứng khác, chẳng hạn từ RAM sang ổ cứng. Một vài mili giây có thể không phải là vấn đề gì với quý vị, nhưng nó sẽ trở thành vấn đề với những cỗ máy sever, phải lưu trữ một lượng dữ liệu cực lớn trong kỷ nguyên số hiện nay.

 

Và để tiết kiệm từng khoảng thời gian nhỏ nhoi đó, khoảng giữa tháng 12/2018, các nhà khoa học từ Viện công nghệ Massachusett (MIT) và Đại học Công nghệ và Thiết kế Singapore đã phát triển một thủ thuật mới, cho phép xóa bỏ sự chậm trễ phiền toái khi dữ liệu di chuyển từ phần cứng này sang phần cứng khác. Kỹ thuật mới thậm chí còn vượt ra khỏi khuôn khổ của công nghệ hiện hành, vì nó sử dụng đến những con virus – loại sinh học chứ không phải máy tính.

 

Nghiên cứu mới được công bố vào trên tạp chí Ứng dụng Vật liệu Nano ACS. Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện một loại virus có tên là thể thực khuẩn M13, có khả năng hỗ trợ sản xuất ra một dạng vật liệu đặc biệt, có thể sử dụng để phát triển các hệ thống bộ nhớ thay đổi pha, một loại hình lưu trữ kỹ thuật số có thể tăng tốc bất kỳ chiếc máy tính nào.

 

Vấn đề cần đến sự tham gia của các virus M13 xuất phát từ cách các bộ nhớ được kết nối trong máy tính hiện nay. Dữ liệu từ các bộ nhớ tạm thời tốc độ cao như RAM, khi di chuyển sang bộ nhớ vĩnh viễn như ổ cứng đôi khi có thể mất một vài mili giây.

 

Một phương án được đề xuất là gộp 2 bộ nhớ làm một, thành một bộ nhớ lưu trữ duy nhất gọi là bộ nhớ thay đổi pha. Điều này sẽ giảm độ trễ xuống hơn 10,000 lần, chỉ còn khoảng 10 nano giây. Nhưng vấn đề là việc làm ra bộ nhớ thay đổi pha cần phải sử dụng đến gallium antimonide, một vật liệu bán dẫn khó sản xuất do yêu cầu nhiệt độ cao và tiêu tốn năng lượng.

 

Các nhà khoa học Mỹ và Singapore đã phát hiện ra một cách, sử dụng thể thực khuẩn M13 để liên kết những phân tử gallium antimonide thành dây. Nhờ đó, nhiệt độ thao tác trên vật liệu đã giảm xuống.

 

Nghiên cứu mới đã gỡ được nút thắt để sản xuất các bộ nhớ đổi pha. Có thể hình dung đến một ngày nào đó trong tương lai, khi đi mua một chiếc máy tính nhân viên tư vấn sẽ nói với chúng ta rằng: “Chiếc máy tính mới sẽ đắt hơn một chút, nhưng nó sử dụng bộ nhớ thay đổi pha với những con virus M13. Nó sẽ giúp quý vị tiết kiệm 999,990 nano giây khi lưu tệp. Đây là một sự lựa chọn hợp lý cho quý vị”.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.