Điện Thoại Có Thể Bị Mở Khóa Bằng Những Chiếc Đầu In 3D

18 Tháng Mười Hai 201812:00 SA(Xem: 4424)
Điện Thoại Có Thể Bị Mở Khóa Bằng Những Chiếc Đầu In 3D
Điện Thoại Có Thể Bị Mở Khóa Bằng Những Chiếc Đầu In 3D

Khoảng giữa tháng 12/2018, phóng viên Thomas Brewster của trang tạp chí Forbes đã đặt mua một mô hình in 3D của chính chiếc đầu của mình để thử đánh lừa hệ thống mở khóa bằng gương mặt trên một loạt các điện thoại, gồm 4 mẫu Android và 1 chiếc iPhone X.

 

Tin xấu: nếu quý vị là một fan Android, cả 4 mẫu điện thoại chạy hệ điều hành Android OS đều mở khóa dễ dàng với chiếc đầu in 3D.

 

Đã qua rồi thời kỳ của những mật mã số - bị nhiều người xem là nặng nề, chậm chạp và bất tiện, đặc biệt khi phải mở khóa điện thoại hàng chục lần mỗi ngày. Vì vậy, không quá lạ khi các nhà sản xuất điện thoại đang theo đuổi những phương thức mở khóa khác tiện lợi hơn. Ngay cả khi siêu phẩm Pixel 3 mới nhất của Apple chẳng hề tỏ ra hứng thú với công nghệ nhận diện gương mặt, nhiều mẫu máy Android khác - bao gồm các thiết bị nổi tiếng của Samsung - đang dựa vào giải pháp bảo mật thông qua các đặc điểm sinh trắc học gương mặt của người dùng. Còn với iPhone, trên các mẫu máy mới nhất, Apple đã loại bỏ hoàn toàn cảm biến vân tay Touch ID để thay thế bằng hệ thống nhận diện gương mặt Face ID mới mẻ hơn.

 

Nhưng công nghệ mới lại tiềm ẩn một vấn đề đối với dữ liệu của người dùng, vì một mô hình in 3D có thể dễ dàng đánh lừa điện thoại. Và các hacker không phải là người duy nhất cảm thấy mừng khi biết điều này. Lực lượng hành pháp và Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng vậy.

 

Theo Hiến pháp Mỹ, các dữ liệu sinh trắc học - bao gồm vân tay và gương mặt của người dùng - không phải là những đối tượng được bảo vệ dưới bản Sửa đổi Thứ Năm. Có nghĩa là, cảnh sát dù không thể ép buộc một người khai ra mật mã, họ có thể cưỡng ép người đó nhấn ngón tay lên cảm biến vân tay để mở khóa điện thoại, hay giữ đầu và hướng gương mặt họ vào hệ thống nhận diện gương mặt. Ở Mỹ, số lần lực lượng hành pháp sử dụng phương thức như vậy không hề hiếm.

 

Nhưng có một cách để ngăn cảnh sát in 3D hay sao chép dữ liệu sinh trắc học. Orin Kerr, giáo sư tại trường luật USC Gould cho biết:  “Về pháp luật, cũng như sử dụng vân tay để mở khóa thiết bị, chính phủ cần thu được thông tin mở khóa sinh trắc học bằng cách nào đó, có thể dưới dạng vân tay hay dạng đầu”. Dù giấy phép "không nhất thiết là một đòi hỏi" để thu dữ liệu sinh trắc học, người ta vẫn cần một giấy phép nếu muốn sử dụng dữ liệu thu được để mở khóa thiết bị.

 

Jake Laperruque, cố vấn cao cấp tại Dự án Goverment Oversight, cho rằng đó là điều có thể làm được nhưng không phải cách thực tế nhất hay hiệu quả nhất về mặt chi phí mà cảnh sát sử dụng để truy cập dữ liệu trên điện thoại. Ông chia sẻ: “Đúng là có tình huống chúng ta không thể dùng người thật nhưng có thể dùng một mô hình 3D. Tôi nghĩ mối đe dọa lớn ở đây là một hệ thống - nơi bất kỳ ai, từ cảnh sát đến tội phạm - có thể truy xuất vào điện thoại của một ai đó chỉ bằng cách giữ đầu của họ hướng vào một hệ thống với những giới hạn bảo mật nghiêm trọng”.

 

Chỉ riêng FBI đã thu giữ hàng nghìn thiết bị - ngay cả khi họ đã thừa nhận con số các thiết bị được mã hóa thấp hơn nhiều so với báo cáo đầu tiên. Với bản chất tồn tại ở khắp nơi của sự giám sát, nay còn mạnh mẽ hơn với sự trợ giúp của các camera độ phân giải cao và phần mềm nhận diện gương mặt, sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết để cảnh sát có thể thu thập dữ liệu sinh trắc học của người dùng. Những người đang ăn mừng trước "hồi kết của mật mã" có lẽ sẽ muốn suy nghĩ lại. Nói cho cùng, các mật mã số hiện vẫn là thứ duy nhất có thể giúp bảo vệ an toàn cho dữ liệu trước pháp luật!

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.