IBM Phát Triển Cảm Biến Móng Tay Kết Hợp AI Theo Dõi Người Bệnh Parkinson

26 Tháng Mười Hai 20181:02 SA(Xem: 4418)
IBM Phát Triển Cảm Biến Móng Tay Kết Hợp AI Theo Dõi Người Bệnh Parkinson
IBM Phát Triển Cảm Biến Móng Tay Kết Hợp AI Theo Dõi Người Bệnh Parkinson

Khoảng cuối tháng 12/2018, theo dự án được nhóm nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific Reports, phòng nghiên cứu IBM Research, thuộc công ty máy tính IBM, đã phát triển và thí nghiệm thành công hệ thống cảm biến siêu nhỏ gọn, có thể phát hiện sự biến dạng của móng tay khi người dùng thao tác trong cuộc sống thường ngày, từ đó theo dõi tình trạng của nhiều loại bệnh lý từ Parkinson, tim phổi đến khả năng nhận thức của bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc các nguy cơ dẫn đến tử vong ở người lớn tuổi.

 

Qua thử nghiệm ban đầu, hệ thống cảm biến kết hợp với trí tuệ AI phân tích dữ liệu đã có thể lưu lại dữ liệu người bệnh trong quá trình thực hiện các hoạt động hàng ngày như cầm nắm, viết,… với độ chính xác cao.

 

Hệ thống cảm biến đặt trên móng tay của IBM xuất phát từ việc tìm kiếm giải pháp để ghi lại dữ liệu về hành vi ở người bệnh Parkinson, đa phần là người lớn tuổi. Giải pháp theo dõi sức khỏe truyền thống như cảm biến ngoài da tương đối khó áp dụng do các vấn đề về da liễu gây ra hiện tượng kích ứng hoặc cho kết quả đo kém chính xác, vì da người già thường bị khô, sần sùi. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một yếu tố cực kì thú vị, chứa đựng rất nhiều thông tin về sức khỏe con người: lực ngón tay, vì đây là cách phổ biến nhất mà chúng ta tương tác với môi trường xung quanh, từ khẽ nhất như chạm, vuốt để kiểm tra bề mặt, chất liệu, cho đến mạnh nhất như cầm nắm, ném, nắn bóp.

 

Từ đó, nhóm nghiên cứu đi đến quyết định phát triển hệ thống cảm biến lực ngón tay thông qua sự biến dạng của móng. Sự biến dạng trong đời sống chúng ta có thể không để ý vì chúng chỉ thay đổi rất ít, chỉ vài micron (micromet). Để dễ hình dung, đường kính một sợi tóc người là vào khoảng 50 đến 100 micron, hoặc một tế bào hồng cầu có đường kính trung bình chưa đến 10 micron. Tuy nhiên, đối với những cảm biến đo sức căng bề mặt chuyên dụng, đây là mức thay đổi có thể ghi lại được.

 

Qua phát triển, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc gửi tín hiệu hoàn chỉnh từ đầu ngón tay về thiết bị chủ (Apple Watch), đồng thời hình thành những mẫu dữ liệu đặc trưng cho từng động tác khác nhau của ngón tay. Hệ thống cảm biến cũng có thể nhận biết chữ số bằng cách dùng ngón tay viết trên mặt phẳng với độ chính xác lên đến 94%. Dữ liệu được đưa vào máy học ngay trên smartwatch để phân tích nhằm tìm ra các hiện tượng vận động chậm bradykinesia, rối loạn vận động dyskinesia hoặc co giật tremor, vốn đều là triệu chứng của bệnh Parkinson.

 

Nhóm nghiên cứu hi vọng dự án sẽ giúp khoa học hiểu thêm về những thay đổi trên cơ thể khi xảy ra các bệnh liên quan đến vận động, hơn nữa còn đa dạng hóa ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao vào lĩnh vực y tế, chẳng hạn như bệnh nhân bị bại liệt tứ chi có thể giao tiếp nhờ vào loại cảm biến mới.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.