Nghiên Cứu Mới Cho Thấy Mối Liên Quan Giữa Ô Nhiễm Không Khí Và Tỷ Lệ Sảy Thai

15 Tháng Giêng 20191:22 SA(Xem: 5891)
Nghiên Cứu Mới Cho Thấy Mối Liên Quan Giữa Ô Nhiễm Không Khí Và Tỷ Lệ Sảy Thai
Nghiên Cứu Mới Cho Thấy Mối Liên Quan Giữa Ô Nhiễm Không Khí Và Tỷ Lệ Sảy Thai

Khoảng giữa tháng 01/2019, một nghiên cứu mới tiến hành ở thành phố Salt Lake được đăng tải trên tạp chí Fertility and Sterility chỉ ra một mối liên quan đáng lo ngại giữa chất lượng không khí với khả năng sinh sản của con người. Trước đó, cũng đã có những kết quả nghiên cứu khẳng định ô nhiễm không khí gây tác hại xấu đến thai nhi, dễ làm cho trẻ sinh non. Điều này cũng có thể coi là 1 hồi chuông cảnh báo cho thế hệ hiện tại hay cả các thế hệ tương lai khi hiện tại con người vẫn loay hoay giải quyết về các vấn đề liên quan đến phát triển và môi trường.

 

Các nghiên cứu trước đây đều theo dạng nghiên cứu dài hạn, còn nghiên cứu mới được làm theo cách tiếp cận đánh giá việc phơi nhiễm với ô nhiễm môi trường trong khoảng thời gian ngắn hạn. Kết quả là khi phơi nhiễm với lượng ô nhiễm NO2, thường là chất thải từ xe cộ, ở nhiều nơi trên Trái Đất đã làm tăng tỷ lệ sảy thai lên mức 16%, điều này cũng tương tự với việc phơi nhiễm với khói thuốc lá trong kỳ đầu của thai kì vậy.

 

Bác sỹ Matthew Fuller, người tham gia vào nghiên cứu vì lý do đáng buồn là trong gia đình ông có người đã bị sảy thai trong giai đoạn không khí quá ô nhiễm vào năm 2016, cho biết ông cũng thấy có rất nhiều người cũng bị sảy thai trong khoảng thời gian này. Vì thế, ông đã tham gia với nhóm nghiên cứu và phát hiện thấy chỉ ở riêng Salt Lake đã có đến hơn 1,300 phụ nữ phải cấp cứu do bị sảy thai trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2015. Khoảng thời gian phơi nhiễm với không khí bị ô nhiễm của những người phụ nữ, dựa cả vào các yếu tố như độ tuổi, cân nặng, thu nhập... chỉ ra mối liên quan giữa việc sảy thai và nồng độ NO2 trong không khí 7 ngày trước khi họ bị sảy thai. Trung bình trong cả chu kì mang thai lượng NO2 hít phải ở khoảng 34 μg/m3, nhưng trong 7 ngày định mệnh, những người phụ nữ đó đã hít đến 145μg/m3.

 

Đây chỉ là nghiên cứu ở Salt Lake về khí NO2, còn có các nghiên cứu khác ở Iran, Italy, Mông Cổ hay các nơi khác trên nước Mỹ chỉ ra ngoài NO2, việc hít phải các khí như ozone hay sulphur dioxide cũng làm các bà mẹ tăng khả năng bị sảy thai hơn. Hiện vẫn chưa có kết luận cuối cùng về cơ chế của việc tại sao không khí bị ô nhiễm lại ảnh hưởng đến thai nhi nhưng các giả thuyết cho rằng các chất gây ô nhiễm làm mất cân bằng oxy hóa (stress oxy hóa) và gây viêm nhiễm, làm người mẹ dễ bị sảy thai hoặc sinh non hơn, chưa kể đến các bệnh khác.

 

Hiện nay, khó có thể có cách nào để hạn chế bớt ô nhiễm, nếu có thể, chúng ta chỉ có cách đi ra khỏi các thành phố, hoặc theo dõi các chỉ số ô nhiễm ở nơi mình ở, đeo khẩu trang và mua máy hút bụi và lọc không khí. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kì.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.