NASA Phát Hiện Thiên Thạch Đang Tự Hủy, Bay Với 2 Chiếc Đuôi Khổng Lồ

01 Tháng Tư 20194:28 SA(Xem: 4439)
NASA Phát Hiện Thiên Thạch Đang Tự Hủy, Bay Với 2 Chiếc Đuôi Khổng Lồ
future-3279838_1280
Khoảng cuối tháng 03/2019, NASA công bố hình ảnh thú vị về một thiên thạch tự hủy. Ảnh được kính thiên văn vũ trụ Hubble chụp được cho thấy một thiên thạch đường kính cỡ 4 km có tên Gault (6478) nằm cách Mặt Trời 344 triệu km tự xoay và tự tan rã, tạo thành một chiếc đuôi mảnh vỡ kéo dài hơn 800,000 km.

Thiên thạch được phát hiện vào năm 1988 và nó nằm trong vành đai thiên thạch giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó được theo dõi bởi nhiều kính thiên văn trên thế giới từ Hubble cho đến hệ thống cảnh báo va chạm vật thể ngoài hành tinh khẩn cấp (ATLAS), hệ thống phản ứng nhanh và quan sát thiên văn góc rộng (Pan-STARRS) tại Hawaii … và về cơ bản nó không có gì đặc biệt, cũng giống bao thiên thạch đá khác.

Tuy nhiên, Gault vừa bay vừa tạo ra 2 chiếc đuôi khổng lồ, một chiếc dài 800,000 km, rộng 4800 km trong khi chiếc còn lại dài bằng 1/4. Trông giống sao chổi nhưng chiếc đuôi của Gault chứa toàn bụi và mảnh vỡ rơi ra từ chính nó, đuôi sao chổi chứa toàn khí và tinh thể băng.

Điều này xảy ra bởi Gault tự xoay một vòng mỗi 2 giờ, đủ nhanh để tạo ra những xê dịch trên bề mặt và phát tán mảnh vỡ do vận tốc bay nhanh. Một điều đáng chú ý là vùng xung quanh Gault không cho thấy nó đã bị tác động bởi các vật thể khác.Theo NASA thì Gault đang tự rã do hiệu ứng được gọi là Yarkovsky-O'Keefe-Radzievskii-Paddack (YORP). Dưới ánh sáng mặt trời, thiên thạch bị làm nóng và nhiệt được giải phóng dưới dạng bức xạ cực tím. Khi quá trình đang xảy ra, nó cũng tạo ra một động lượng góc nhỏ và tác động đến mô-men của thiên thạch khiến nó xoay nhanh hơn. Nếu hiệu ứng không đối xứng, nó sẽ tích lũy trong nhiều triệu năm và thiên thạch cứ thế xoay ngày một nhanh hơn cho đến khi lực ly tâm trở nên quá lớn đối với khả năng chịu đựng của cấu trúc thiên thạch, thế nên các vật chất bị bóc ra dần.

Qua quan sát, các nhà thiên văn học đã suy luận rằng mảnh vỡ ở cả 2 đuôi thiên thạch này xuất hiện từ khoảng tháng 10 và tháng 12 năm 2018. Hai cái đuôi là kết quả của 2 đám mảnh vỡ lớn có đường kính khoảng 150 m và sẽ mờ đi trong vòng vài tháng tiếp theo.

Theo NASA, việc các thiên thạch tự hủy rất hiếm, chỉ xảy ra khoảng một lần mỗi năm. Hiện chỉ có hơn 20 thiên thạch như vậy đang được các hệ thống như Pan-STARRS và ATLAS theo dõi. Việc Gault tự hủy cho phép các nhà thiên văn hiểu được hơn nhờ quan sát những thứ nó bỏ lại sau lưng khi bay về nó mà không cần phải lên tận nơi.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.