NASA Quan Ngại Về Khả Năng ISS Va Chạm Với Mảnh Vỡ Vệ Tinh Sau Vụ Thử Nghiệm Của Ấn Độ

03 Tháng Tư 20193:44 SA(Xem: 5220)
NASA Quan Ngại Về Khả Năng ISS Va Chạm Với Mảnh Vỡ Vệ Tinh Sau Vụ Thử Nghiệm Của Ấn Độ
satellite-1030780_1280
Khoảng đầu tháng 04/2019, vụ thử tên lửa bắn hạ vệ tinh quỹ đạo thấp của Ấn Độ đã khiến NASA lo ngại về nguy cơ va chạm của các mảnh vỡ với trạm không gian vũ trụ ISS. Ấn Độ đã dùng tên lửa phá hủy thành công vệ tinh Microsat-R, và ít nhất 400 mảnh vỡ vệ tinh sau vụ nổ đang trôi dạt trên quỹ đạo.

Dù Microsat-R bay ở quỹ đạo thấp hơn so với ISS và vụ nổ cũng nằm dưới nhưng trong số 400 mảnh vỡ thì có khoảng 60 mảnh vỡ có kích thước trên 6 inch và 24 trong số đó đã bị thổi ra khỏi quỹ đạo, hướng lên trên từ đó khiến ISS đối mặt với nguy cơ va chạm. Jim Bridenstine, Giám đốc NASA cho biết: “Điều này không thể chấp nhận và NASA cần phải được nắm rõ về những gì tác động đến chúng tôi (ISS)”

Ấn Độ đang rất vui mừng về thành quả mới vì sứ mạng mang tên Shakti thành công đã giúp họ ghi tên vào danh sách những nước đầu tiên bắn hạ được vệ tinh bằng tên lửa đạn đạo sau Mỹ, Nga và Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ cũng cho biết thử nghiệm được thực hiện ở độ cao đủ thấp nhằm đảm bảo các mảnh vỡ không rơi trở lại Trái Đất trong vòng vài tuần tiếp theo.


Tuy nhiên, mộ hình mô phỏng vụ thử nghiệm cho thấy vụ nổ rất lớn và các mảnh vỡ của chiếc vệ tinh tỏa ra trong một khu vực rộng lớn. NASA cùng Trung tâm quản lý các hoạt động không gian hỗn hợp thuộc Bộ Tư lệnh chiến lược Hoa Kỳ ước tính nguy cơ va chạm với các mảnh vỡ của ISS tăng 44% chỉ trong vòng 10 ngày. Bridenstine cho biết các nhà du hành vẫn an toàn và ISS có thể được thay đổi quỹ đạo bay nếu cần thiết để tránh mảnh vỡ. Ông chia sẻ: “Điều may mắn là các mảnh vỡ nằm ở quỹ đạo đủ thấp của Trái Đất và qua thời gian nó sẽ bị tiêu hủy hết”.

Hồi năm 2007, Trung Quốc đã thực hiện một thử nghiệm tương tự, phá hủy vệ tinh nằm ở quỹ đạo cao hơn so với vệ tinh của Ấn Độ. Các mảnh vỡ từ vụ nổ vẫn đang bay vòng quanh Trái Đất, đe dọa đến nhiều vệ tinh đang hoạt động và khả năng thực hiện các sứ mạng hàng không. Rất nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Mỹ, đang tìm cách loại bỏ rác thải không gian chẳng hạn như dùng tia laser cường độ lớn, lao móc hay thậm chí là lưới gom.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.