Mỹ - Cảnh Báo Về Loài Giun Ký Sinh Có Thể Chui Vào Não Người

05 Tháng Sáu 201912:00 SA(Xem: 7070)
Mỹ - Cảnh Báo Về Loài Giun Ký Sinh Có Thể Chui Vào Não Người
Mỹ - Cảnh Báo Về Loài Giun Ký Sinh Có Thể Chui Vào Não Người
Khoảng đầu tháng 06/2019, Cơ quan y tế Hawaii (Mỹ) đưa ra cảnh báo cho du khách về loài ký sinh trùng có thể đục khoét và chui vào não người, gây ra tình trạng viêm não và trong tình huống xấu nhất là tử vong.

Theo đó, 3 trường hợp mới vừa ghi nhận ở Hawaii đã khiến cơ quan có thầm quyền của thành phố không thể làm ngơ. Một trong số họ đã bị nhiễm từ tháng 12/2018 sau khi nuốt sống 1 con ốc sên do bị thách thức. Còn 2 trường hợp khác đều bị trong năm 2019, nghi ngờ do ăn món salad và rau quả vừa thu hoạch chứ chưa qua xử lý. Theo thống kê, năm 2017 có 17 trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng dạng tương tự, 10 ca trong năm 2018 và trong năm 2019, đến tháng 5 đã có 5 ca.

Ký sinh trùng có tên Angiostrongylus cantonensis ký sinh ở phổi chuột, nơi chúng đẻ trứng và sinh sôi chính là “thủ phạm” dẫn đến các trường hợp nói trên. Một số ấu trùng sau khi rời khỏi trứng sẽ đi vào cổ họng chuột, sau đó bị nuốt vào trong hệ tiêu hóa và cuối cùng là ra ngoài môi trường khi con vật đi “đại tiện”. Ốc hay ốc sên và nhuyễn thể chính là vật chủ trung gian của loài ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis. Nếu vô tình ăn phải chúng, hoặc ăn phải rau bị ốc nhiễm khuẩn bò qua, con người sẽ bị nhiễm.


Tương tự như ở chuột, ấu trùng khi đi vào cơ thể người cũng sẽ tìm đường lên đến não, nơi có hệ thần kinh trung ương. Tại đây, ấu trùng thường sẽ chết và gây ra viêm não. Tùy từng trường hợp mà triệu chứng có thể khác nhau, nhưng chung quy lại bao gồm đau đầu, hội chứng cứng cổ, ngứa ran người hoặc đau, sốt cấp thấp, buồn nôn và ói mửa. Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, tê liệt, hôn mê và thậm chí tử vong.

Chẩn đoán nhiễm trùng khá phức tạp vì không có xét nghiệm máu nào giúp phát hiện ký sinh trùng. Lấy mẫu dịch não tủy là cách có thể giúp tìm thấy DNA của ký sinh. Hiện vẫn chưa có phác đồ điều trị cụ thể và nếu sống sót, bệnh nhân thường thường mắc các di chứng liên quan đến thần kinh. Phòng bệnh là cách tốt nhất được các chuyên gia khuyên, chẳng hạn như nấu chín và kỹ rau trước khi ăn, không ăn động vật sống…

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.