Quân Đội Mỹ Phát Triển Thiết Bị Nhận Diện Người Từ Xa 200 Mét Thông Qua Nhịp Tim

01 Tháng Bảy 20196:00 SA(Xem: 4511)
Quân Đội Mỹ Phát Triển Thiết Bị Nhận Diện Người Từ Xa 200 Mét Thông Qua Nhịp Tim
Quân Đội Mỹ Phát Triển Thiết Bị Nhận Diện Người Từ Xa 200 Mét

Cũng giống như các dấu vân tay đặc trưng, mọi người đều có một nhịp tim đặc trưng và ý tưởng đó đang truyền cảm hứng cho thiết bị xác định danh tính mới nhất của quân đội Mỹ.

Theo báo cáo của Technology Review, dựa vào yêu cầu của các lực lượng hoạt động đặc biệt, Bộ Quốc phòng Mỹ đã sử dụng nguyên tắc để phát triển một thiết bị laser hồng ngoại, có khả năng xác định danh tính chiến binh địch từ xa bằng cách dựa vào nhịp tim đặc trưng của họ.

Thiết bị mới của Bộ Quốc phòng Mỹ có tên Jetson, sử dụng phương pháp đo độ rung không tiếp xúc bằng laser (kỹ thuật laser vibrometer) để phát hiện các chuyển động trên bề mặt da, do nhịp tim người gây ra. Thiết bị là một ứng dụng dựa trên các công nghệ hiện tại, vốn đang được sử dụng trên các thiết bị đo độ rung từ xa đối với các kết cấu đặc biệt, như tuabin cánh quạt gió. Thiết bị laser được cho có thể xuyên qua quần áo và đạt được độ chính xác đến 95% cho khả năng nhận dạng trong khoảng cách từ 200 mét trở lại, và nó có khả năng mở rộng khoảng cách lên xa hơn.

Steward Remaly, quan chức quốc phòng trong Văn phòng Công nghệ hỗ trợ Hoạt động chống Khủng bố của Lầu Năm Góc, nói với trang Technology Review: “Tôi không nói rằng chúng ta có thể làm vậy trong không gian, nhưng từ khoảng cách xa hơn là điều hoàn toàn có thể”. Công nghệ mới hiện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Thiết bị laser không thể xuyên qua các lớp quần áo dầy và mục tiêu phải ngồi hoặc đứng im một chỗ thì việc nhận diện mới hiệu quả. Thiết bị mất khoảng 30 giây để đọc được danh tính của mục tiêu. Ngoài ra cũng cần phải tạo ra một cơ sở dữ liệu về tín hiệu nhịp tim.


Nếu bỏ qua các giới hạn trên, việc xác định danh tính từ xa bằng nhịp tim sẽ bổ sung thêm một phương pháp bảo mật sinh trắc học mới, bên cạnh các phương pháp khác như quét võng mạc, nhận diện gương mặt hoặc dấu vân tay, vốn đang có ngày càng nhiều vai trò trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ hiện nay, nhiều smartphone đang sử dụng cả các biện pháp bảo mật định danh thông qua dấu vân tay và giọng nói.

Dù Jetson vẫn còn lâu mới đạt đến mức độ hoàn hảo, việc xác định danh tính từ xa qua nhịp tim mang đến một số ưu thế so với những phương pháp xác định danh tính truyền thống khác. Ví dụ, tín hiệu nhịp tim của một ai đó sẽ không thể bị chỉnh sửa giống như gương mặt hoặc dấu vân tay. Đại diện phòng Công nghệ Hỗ trợ chống khủng bố giải thích: “Việc có thể đo đạc được các tín hiệu nhịp tim đặc trưng của một cá nhân trong khoảng cách xa sẽ bổ sung thêm khả năng nhận dạng sinh học khi các điều kiện môi trường và các thay đổi trên diện mạo gương mặt có thể ngăn cản khả năng sử dụng hệ thống nhận diện gương mặt”

Văn phòng cũng nhấn mạnh rằng những thay đổi rất đơn giản đối với ngoại hình của một người, như râu tóc, kính râm hoặc mũ, có thể khiến các công cụ nhận dạng sinh trắc học từ xa trở nên vô dụng, nhưng việc che giấu nhịp tim đặc trưng của mỗi người lại là điều khó khăn hơn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.