Gần 50% Cây Cối Tại Châu Âu Sắp Tuyệt Chủng

30 Tháng Chín 20198:15 SA(Xem: 5414)
Gần 50% Cây Cối Tại Châu Âu Sắp Tuyệt Chủng
Gần 50% Cây Cối Tại Châu Âu Sắp Tuyệt Chủng

Biến đổi khí hậu là điều có thật và đang diễn ra, và nó đang ảnh hưởng thực sự đến sự sống trên hành tinh của chúng ta.

Khoảng cuối tháng 09/2019, cây hạt dẻ ngựa tại Châu Âu đã được IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) xếp vào dạng có nguy cơ tuyệt chủng. Và đó chỉ là một trong số 400 loài cây bản địa tại Châu Âu được xếp vào danh sách mới nhất của tổ chức IUCN. Tính theo tỷ lệ, có khoảng 50% cây cối tại Châu Âu đang dần biến mất. Craig Hilton-Taylor, giám đốc đơn vị Sách Đỏ của IUCN, cho biết đây là những con số đáng giật mình. Ông chia sẻ: “Cây cối là một phần quan trọng đối với hệ sinh thái của Trái Đất. Tại Châu Âu, các loài cây có sự đa dạng sinh học nhất định, là nguồn thức ăn, nơi cư trú cho vô số các loài vật, và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế”

Được biết, tình trạng bảo tồn của các loài động vật tại Châu Âu, phần lớn đã được xếp vào dạng nguy cấp. Và khi chuyển sang đánh giá hơn 450 loài thực vật bản địa của Châu Âu, các chuyên gia nhận thấy có khoảng 42% đang có nguy cơ tuyệt chủng. Riêng các loài cây đặc hữu, không tìm thấy ở bất kỳ đâu khác trên thế giới, con số là 58%.

Trong số đó, một số loài đặc biệt nhất phải kể đến là hạt dẻ ngựa - loài cây đang giảm số lượng ở phạm vi toàn Châu Âu, cùng 200 loài cây khác cùng họ. Nguyên nhân được đưa ra là do côn trùng phá hoại và dịch bệnh leo thang, cộng thêm các loài cây xâm lấn, khai thác gỗ quá mức và cháy rừng.

Trong số các nguyên nhân trên, phần lớn trong số đó đang ngày càng nghiêm trọng vì tác động của biến đổi khí hậu (côn trùng sinh sôi nhiều hơn, dịch bệnh khó chấm dứt, cháy rừng tăng...). Theo tiến sĩ Steven Bachman - chuyên gia bảo tồn tại Vườn Bách thảo Hoàng gia, cây cối quả thực là thứ giúp sự sống trở nên bền vững. Ông cho biết: “Báo cáo lần này cho chúng ta thấy những thông tin quan trọng về sự sống của cây trồng tại Châu Âu. Kết quả cho thấy mức độ nguy cấp đáng báo động, cần phải có những hành động bảo tồn cấp thiết hơn”

Luc Bas - giám đốc IUCN tại Châu Âu cho biết các hành động của con người đang ngày càng khiến tình hình tệ hơn: “Tình hình đang bị quá xem nhẹ. Các loài vật được xem là xương sống của hệ sinh thái đang bị hủy hoại, khiến tình trạng của hành tinh ngày một xấu đi”. Còn theo Mike Seddon - giám đốc điều hành quỹ Forestry England, các cuộc "khủng hoảng khí hậu" là mối đe dọa thực sự với khu rừng, làm tăng nguy cơ khiến sâu bệnh phát triển mạnh hơn.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021), Facebook đã xóa một trang liên quan đến mạng lưới truyền hình thuộc sở hữu của quân đội Myanmar, sau khi lực lượng bắt cố vấn nhà nước Suu Kyi.
01 Tháng Hai 2021
Vương quốc Anh đã chính thức nộp đơn xin gia nhập vào CPTPP, để giúp tiếp cận sâu hơn vào các thị trường đang phát triển nhanh nhất trên thế giới.
01 Tháng Hai 2021
Nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc hôm thứ Hai (01/02/2021) để điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
31 Tháng Giêng 2021
Theo một báo cáo mới, chính quyền Biden được cho là không rõ khoảng 20 triệu liều vaccine Covid-19 hiện ở đâu sau khi ra lệnh phân phối chúng tới các tiểu bang.
31 Tháng Giêng 2021
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết Hàn Quốc sẽ kéo dài giãn cách xã hội thêm hai tuần, cho đến khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, do các ổ lây nhiễm mới xuất hiện.
28 Tháng Giêng 2021
Theo thông cáo từ Bộ Nội vụ Đức hôm thứ Năm (28/01/2021), Ủy ban vaccine Đức cảnh báo không nên tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người trên 65 tuổi, do chưa xác thực được hiệu quả.